Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Vải thô mềm và tất cả những kiến thức liên quan cần biết

quanly 4339 lượt xem

Vải thô mềm là gì? Đây có lẽ là câu hỏi của khá nhiều người ngoài ngành. Vải thô là một trong những loại vải được ứng dụng trong cuộc sống. Loại thô mềm lại được sử dụng nhiều đáng kể. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vải thô loại mềm trong bài viết bên dưới. Tất tần tật những kiến thức và thông tin liên quan sẽ được hé lộ.

>>>> Xem thêm:  Vải thô đũi là gì?

Vải thô được sử dụng nhiều trong đời sống

Vải thô mềm là gì?

Vải thô là loại vải được dệt từ các loại sợi tự nhiên chứ không có nguồn gốc nhân tạo. Các nguyên liệu như sợi bông, sợi gai,… được sử dụng chủ yếu. Hiện nay có 2 dòng chính của vải thô là vải thô mộc và vải thô mềm.

Vải thô mộc thì sợi vải to và thô, cứng, mộc mạc hơn. Nó được sử dụng nhiều trong làm ghế sofa, gối sofa, rèm cửa. Còn vải thô mềm thì có nhiều ưu điểm như mềm mại, mượt mà, thoáng mát, chống nhăn,…

Chúng được dùng nhiều trong sản xuất trang phục cho con người. Các loại vải thô mềm phải kể đến hiện nay đó là vải thô lụa và vải thô cotton.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển vải thô mềm

Vải thô dạng mềm đã có từ lâu đời vì quy trình sản xuất ban đầu là thủ công và tự nhiên. Chúng là một trong những chất liệu cổ phổ biến và lâu đời. Ban đầu, với kỹ thuật dệt vải còn sơ sài thì con người chỉ tạo ra được loại vải thô mộc.

Trong quá trình phát triển, vải thô mềm dần dần được nghiên cứu và phát triển. Con người có khả năng tạo nên những loại vải sợi tự nhiên mềm mại, êm ái. Cuộc sống hiện đại ngày nay với nhu cầu sống được cải thiện và nâng cao. Người ta có xu hướng quay về với những gì tự nhiên và thuần túy nhất. Vì thế vải thô mềm từ sợi tự nhiên vô cùng được ưa chuộng và là lựa chọn hàng đầu.

Vì thế, số lượng vải thô dạng mềm được sử dụng trên thế giới mỗi năm là một con số khá khổng lồ. Điều này lại góp phần làm cho đời sống người dân trồng cây bông, cây gai trở nên khá giả.

Vải thô là loại vải đã có từ lâu đời

Quy trình sản xuất vải thô mềm

Để sản xuất ra được vải thô dạng mềm, các bước trong quy trình dưới đây được thực hiện nghiêm ngặt. Mỗi công đoạn đều cầu được trau chuốt và tỉ mỉ nhất, cho dù là dệt bằng tay hay áp dụng máy móc.

  • Bước 1: Nấu sợi thô bông, gai: Ngâm sợi thô vào nước trong 3 tiếng và sau đó đem đi nấu. Quá trình nấu cần phải chờ đợi cho đến lúc sợi thô mềm hẳn ra và có thể kéo sợi được.
  • Bước 2: Công đoạn kéo sợi: Đây là công đoạn quan trọng nhất trong sản xuất vải thô mềm. Sợi vải thô kiểu mềm cần phải mỏng nhỏ và mềm mại. Người kéo sợi thì phải kéo thật nhẹ nhàng, cẩn thận, đảm bảo sợi không bị đứt ngang. Nếu là máy móc thì cần thiết kế hợp lý và khoa học để tạo ra sợi chất lượng tốt nhất.
  • Bước 3: Dệt vải, xử lý hóa học: Sau khi kéo sợi xong thì đem sợi đi phơi khô để tiếp đến công đoạn dệt vải. Sợi vải được đem đi dệt thành bản vải to. Trong quá trình dệt cần để ý đến từng thớ vải để xem có đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa thì phải làm lại, nếu đã đạt yêu cầu thì lại đem đi xử lý hóa học và hoàn thiện.
  • Bước 4: Nhuộm và hoàn thiện: Vải được dệt nên chỉ có một màu đơn sơ, vì thế nó được đem đi nhuộm thành đầy đủ các màu cũng như in những họa tiết, hoa văn khác nhau. Như vậy thì thành phẩm đã ra đời và vải thô mềm được đưa vào trong sản xuất quần áo, vật trang trí,…

Vải thô có loại mộc và loại mềm, quy trình sản xuất khá khắt khe

Các loại vải thô mềm phổ biến nhất hiện nay

Các loại vải thô có tính mềm được sử dụng phổ biến và được con người yêu thích nhất hiện nay là:

  • Vải thô lụa: Đây là loại có độ mềm mại rất cao, khi dùng tay sờ vào thì cảm giác hơi giống vải lanh. Tuy vậy, độ mềm mịn lại vượt trội hơn hẳn. Thô lụa có thể thấm hút mồ hôi tốt, ít nhăn hoặc nhàu nát. Bền ngoài vải khá mịn màng, bên trong thì lại giống vải lụa. Thô lụa là loại vải thô mềm được ưa chuộng hàng đầu.
  • Vải thô cotton: Thô cotton là vải được sử dụng từ rất lâu và vô cùng phổ biến. Vải có độ dày vừa phải, thân thiện với làn da con người nhờ vào sự mềm mại. Vải cũng có khả năng thấm hút cao, độ bền tốt, bền mặt trơn phẳng.
  • Vải thô đũi mềm: Vải thô đũi là loại vải được tạo nên từ phế liệu của con tằm. Quá trình ươm tơ tằm được dùng khoảng 40% dệt vải lụa. 60% còn lại không đạt chất lượng sẽ dùng dệt vải đũi. Vải đũi mềm, xốp, nhẹ mát, là loại vải thích hợp dùng trong mùa hè nóng gắt.

Vải thô rất được ưa chuộng trong cuộc sống hiện đại

Ưu và nhược điểm của vải thô mềm

Vải thô được làm từ sợi tự nhiên nên có nhiều ưu điểm tuyệt vời. Tuy vậy thì nó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm không thể thay đổi được .

Ưu điểm

Về ưu điểm, vải thô mềm có những đặc điểm như sau:

  • Nhẹ nhàng, thoáng mát, mềm mại: Sợi vải thô mềm được gia công cẩn thận, cho cảm giác mềm và thoáng. Vải còn khó khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời, đem lại cảm giác dễ chịu cho người mặt.
  • Độ bền cao: Vải thô có độ bền tương đối cao khi người dùng tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng. Vì vậy, vải thô mềm được xem là một giải pháp bảo quản đồ và tiết kiệm chi phí tốt.
  • Thân thiện và an toàn: Vải được làm nên từ sợi tự nhiên, vì thế nó rất thân thiện với môi trường. Vải cũng không gây ra các kích ứng cho da, vô cùng thích hợp làm trang phục.
  • Dễ nhuộm màu: Sợi tự nhiên giúp vải thô mềm ăn màu tốt. Điều này tạo cơ hội cho vải được nhuộm và in thành nhiều mẫu mã, màu sắc đa dạng, đẹp mắt.

Nhược điểm

Tuy vậy thì thô mềm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Vải thô mềm tự nhiên vẫn có độ dày và cứng nhất định. Nó khó thể so sánh với các loại vải như lụa tơ tằm hoặc vải nhân tạo. Vì đây là đặc điểm cố hữu từ ngàn xưa của vải thô. Tuy nhiên, khi công nghệ làm vải ngày càng tiến bộ, độ cứng của vải thô đã ngày càng cải thiện.
  • Vải dễ bị nhăn sau khi giặt, vải thô lụa thì vấn đề này không đáng nói. Những loại khác thì nhược điểm này vẫn còn tồn tại. Thế nhưng đây cũng không phải vấn đề to tát, các loại bàn là công nghệ mới ngày nay có thể dễ dàng giải quyết chuyện này.

Vải mềm vẫn còn nhược điểm là dễ nhăn

Ứng dụng của vải thô mềm

Vải thô mềm được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống và sản xuất. Dưới đây là những mảng mà vải được áp dụng:

Sản xuất trang phục

Vải thô mềm được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất trang phục. Đặc biệt là những trang phục thường nhật hàng ngày. Vì vải thân thiện với làn da con người nên thích hợp mặc nhà, tạo sự thỏa mái tối đa.

Các loại túi

Vải thô mềm đôi khi cũng được sử dụng để tạo ra các loại túi phong cách vintage. Nhiều người cảm thấy thích thú với các loại túi xách đặc biệt này. Hơn nữa, nó cũng phối được với rất nhiều phong cách quần áo khác nhau.

Các vật trang trí nhà cửa

Vải thô mềm còn được sử dụng để làm vỏ bọc ga, gối, gối ôm sofa,…Bên cạnh đó thì nhiều người còn chọn loại vải này để may rèm cửa, các đồ handmade đặc biệt khác. Nói tóm lại, vải thô mềm có thể dùng được vào rất nhiều việc.

Vải thô kiểu mềm may váy áo rất đẹp

Những cách phân biệt vải thô mềm với các loại khác

Trong cuộc sống, hầu hết mọi người đều đã tiếp xúc với vải thô mềm. Thế nhưng vì không tìm hiểu về chúng nên họ không thể phân biệt được các loại vải. Dưới đây là một số cách nhận biết vải thô dành cho người ngoài ngành:

  • Dùng thị giác: Vải thô mềm vẫn còn trông khá thô so với các dòng vải khác. Tất nhiên là nhìn chúng so với thô mộc sẽ mịn màng hơn đáng kể. Hơn nữa, bề ngoài của thô mềm cũng ít bắt mắt, không sang trọng hoặc lộng lẫy như gấm, lụa.
  • Dùng xúc giác: Sử dụng bàn tay, làn da để cảm nhận từng thớ vải. Thô mềm không còn thô cứng, khi tiếp xúc với da thì cho cảm giác mềm dịu. Khi người dùng tay vò thì sẽ có nếp nhăn để lại.
  • Dùng kiến thức: Các bạn cũng có thể nghiên cứu thật kỹ lưỡng về loại vải này, xem hình vải trên internet. Nếu có điều kiện thì các bạn học hỏi trực tiếp từ các chuyên gia vải. Như thế thì khi nhìn vào vải, bạn sẽ lập tức nhận ra đó là loại vải gì.

Cách giặt và bảo quản

Cuối cùng, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách giặt và bảo quản vải thô mềm. Đây là phần quan trọng nhất với mỗi người dung. Giặt và bảo quản đúng cách sẽ giúp cho vải kéo dài tuổi thọ, giữ được vẻ mới và đẹp.

Vải thô được áp dụng để may quần áo, đồ trang trí,…

Cách giặt

Về cách giặt, người dùng nên giũ quần áo sạch trước khi giặt để làm rơi hết bùn đất, bụi bẩn. Sau đó thì tiến hành giặt, giặt máy sẽ làm quần áo nhanh cũ, nếu vải của bạn còn mới thì ưu tiên giặt tay.

Sau khi giặt và vắt khô xong thì các bạn cần giũ quần áo cho các nếp nhăn khi vắt giảm bớt. Quần áo vải thô mềm nên được phơi dưới trời nắng tươi nhưng không quá gắt. Nếu trời quá nắng thì cần lấy vào ngay khi quần áo đã khô. Các bạn lưu ý là sử dụng bột giặt, nước giặt tốt để quần áo không bị bạc màu.

Cách bảo quản

Quần áo sau khi phơi cần được là phẳng một cách cẩn thận, gấp gọn gàng, đẹp mắt. Nếu người dùng không muốn gấp thì cũng có thể dùng móc áo để treo lên. Cần chú ý là nơi cất giữ quần áo phải đảm bảo khô ráo, không có nhiều độ ẩm, không có gián chuột,…

Khi cất quần áo thì người dùng cũng có thể bỏ vào đó các loại túi thơm tự nhiên để quần áo được thơm hơn. Nếu quần áo để lâu ngày không sử dụng thì cách một đoạn thời gian cố định cần được kiểm tra. Kiểm tra quần áo có bị ẩm mốc, bị gián cắn hoặc các vấn đề khác hay không.

Vải mềm cần được bảo quản một cách cẩn thận và hợp lý

Trên đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến vải thô mềm. Hy vọng rằng bạn đọc đã có được nhiều kiến thức hay ho và hữu ích. Nếu các bạn thấy vải thô mềm có nhiều ưu điểm tuyệt vời thì có thể thử sử dụng nó. Chắc chắn rằng bạn sẽ cảm thấy rất thích và muốn dùng nhiều hơn.

Feedback

Chat Zalo