Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Vải lụa: Loại vải cao cấp bậc nhất từ trước đến nay

Lê Hồng Vân 7874 lượt xem

Vải lụa óng ả, mượt mềm, mặc vào thoáng mát và thoải mái. Xét trong phân khúc vải cao cấp, chất liệu này lúc nào cũng chiếm được vị trí dẫn đầu. Bạn biết gì về vải lụa? Nguồn gốc xuất xứ, quy trình sản xuất, đặc điểm, tính chất và phân loại? Tất cả những thông tin ấy sẽ được giới thiệu đầy đủ trong bài viết sau đây.

Vải lụa

Lụa là loại vải cao cấp

Vải lụa là gì ?

Vải lụa là dòng vải được dệt từ sợi được kéo từ tơ tự nhiên do con tằm nhả ra. Đặc điểm của lụa là chất vải mỏng và mềm, bề mặt mịn và rất mát. Khi mặc đem lại cảm giác nhẹ dịu, thông thoáng, dễ chịu và thoải mái.

Để tạo nên những thước vải này, người ta phải áp dụng quy trình trồng dâu, nuôi tằm, lấy kén, kéo tơ vô vô cùng tỉ mỉ. Chính vì thế mà ngay từ xưa, lụa đã được xếp vào loại cao cấp, có giá tiền đắt đỏ mà chỉ giới thượng lưu, quý tộc phong kiến mới có thể được sử dụng.

Dù cùng được dệt từ sợi tơ, chất lượng mỗi tấm lụa còn phụ thuộc đáng kể vào loại lá mà nghệ nhân dệt vải dùng nuôi tằm. Có thể nhắc đến một số dòng lụa tơ tằm tự nhiên như: Tơ tằm dâu, tơ tằm sồi, tơ tằm lạc hay tơ tằm lá sắn. Trong đó, đẹp và cũng phổ biến nhất (chiếm 95% sản lượng thế giới) không thể không nhắc đến tơ tằm dâu.

Với lịch sử hình thành lên đến hàng ngàn năm, vải lụa ngày nay vẫn giữ được vị thế đặc biệt, trở thành 1 trong những loại vải cao cấp được nhiều người yêu thích nhất.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải lụa tơ tằm

Lụa là sản phẩm truyền thống, với lịch sử hình thành và phát triển đến hàng ngàn năm. Nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa xuất phát từ thời Trung Hoa cổ đại cách đây đến 6000 năm TCN.

Nguồn gốc vải lụa

Y phục của Hoàng đế may từ lụa

Ngay từ khi mới xuất hiện, loại vải này đã trở thành “thượng phẩm”, được sử dụng làm cống vật, đồ cung tiến lên Vua Chúa, Hoàng Tộc, quan lại cấp cao. Về sau, lụa trở nên phổ biến hơn cũng như du nhập, buôn bán đến nhiều quốc gia và nền văn minh từ Á sang Âu.

Vải lụa xuất hiện tại nước ta từ thời vua Hùng đời thứ 6 trên đất Ba Vì. Kể từ đó, các làng dệt lụa truyền thống dần hình thành, phát triển và lưu truyền đến ngày nay. Trong đó, những quê lụa nổi danh nhất nhì đất nước phải kể đến làng Vạn Phúc (Hà Đông) hay Nha Xá (Hà Nam), …

Quy trình sản xuất vải lụa

Để tạo nên những thước vải chất lượng, người thợ dệt phải thực hiện đầy đủ 5 bước sau đây:

Nuôi tằm

Công việc này diễn ra trong những tháng vào mùa xuân và mùa thu. Những con tằm được nuôi lớn bằng lá dâu trồng trên đất sạch. Chúng ăn rả rích ngày đêm rồi lột xác 4 lần trước khi bắt đầu nhả tơ và đóng kén. Toàn bộ quá trình từ khi trứng nở đến lúc nhả tơ là 23 – 25 ngày.

Nhả sợi kén

Để tiện cho tằm nhả tơ, người ra đưa chúng lên một loại nong né được đan từ thân cây đay với kết cấu thông thoáng. Đến thời điểm thích hợp, cơ thể những con tằm nhả ra những tổ tơ bao bọc xung quanh được gọi là kén. Để tạo nên tổ kén, tằm phải quấn ít nhất 3000 vòng tơ với chiều dài gần 1000 km!

Ươm tơ

Trong bước này, những người thợ sẽ thả kén vào nước sôi để loại bỏ chất sericin từ đó kéo tơ thành sợi chuẩn bị cho quá trình dệt thành vải. Công việc này cần thực hiện trong thời gian 5 – 7 ngày sau khi đóng kén, có như vậy mới đảm bảo tằm chưa nở thành ngài và phá lớp kén chui ra.

Quy trình sản xuất vải lụa

Guồng quay sợi

Dệt sợi và nhuộm

Mỗi loại tằm và cách chăm sóc sẽ cho ra 1 loại sợi tơ với chất lượng, độ dày/mỏng khác nhau. Chính vì thế mà những tấm vải tạo ra mang độ mềm, mỏng cũng hết sức khác biệt. Phương pháp dệt lụa cũng tương tự như nhiều loại vải khác, đó là tạo nên liên kết đan xen ngang – dọc giữa các sợi vải.

Lụa gốc ban đầu chỉ có 1 màu trắng, để vải trở nên đẹp và bắt mắt hơn, người ta ngâm lụa vào nước nhuộm, khi màu đã ngấm đều vào sợi, vải được vớt ra và xử lý phơi khô. Riêng cách nhuộm vải cũng tiềm ẩn rất nhiều bí quyết, bởi thế mà vải hoàn chỉnh có thể có 1 màu hoặc hoa văn nhiều màu sắc hết sức đẹp mắt.

Quy trình sản xuất vải lụa 2

Phơi vải

Các loại vải lụa phổ biến nhất hiện nay

Vải lụa tơ tằm

Là vải được dệt từ sợi tơ tằm theo kỹ thuật truyền thống

Vải lụa Satin cao cấp

Cũng dệt từ sợi tơ tằm nhưng khác biệt trong cách thức liên kết các sợi tơ. Trong đó, số lượng sợi ngang lớn hơn sợi dọc.

Vải lụa Cotton

Là vải được dệt từ sợi tơ tằm kết hợp với sợi bông.

Vải lụa Twill

Là lụa được dệt từ sợi tơ tằm, sử dụng cấu trúc sợi đan chéo nên chắc và bền hơn rất nhiều. Không chỉ có vậy, cách dệt này còn cho 2 mặt vải khác nhau. Twill Silk mềm mại nhưng dày hơn lụa thông thường.

Vải lụa hoa (Vải lụa Jacquard)

Còn gọi là lụa gấm. Loại vải lụa này được thêu thêm hoa văn trong quá trình dệt.

Vải lụa 2 da (Twist Silk)

Được dệt từ sợi tơ tằm kết hợp với sợi Visco cho màu sắc bắt mắt khi có ánh sáng chiếu lên.

Các loại vải lụa

Một mẫu vải lụa hiện đại

Vải lụa đũi

Là lụa được dệt từ sợi tơ thừa nên chất lượng thấp hơn tơ tằm. Lụa đũi hơi thô với độ bóng nhẹ là chất liệu lý tưởng may vest.

Lụa Damask Silk

Có cách thức dệt tương tự như Satin tuy nhiên số lượng sợi ngang, dọc cân bằng hơn đồng thời kết hợp những hoa văn khi dệt.

Những đặc tính cơ bản của vải lụa.

Đặc tính vật lý

Lụa là loại vải tự nhiên có độ bền hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, khả năng co giãn của lụa khá thấp và chỉ được xếp loại trung bình

Dệt từ những sợi tơ rất mảnh nên lụa mềm, mịn, khả năng giữ nước tốt. Cấu trúc dệt của vải có dạng tam giác hoặc hình tròn. Nhờ thế mà ánh sáng chiếu qua vải tạo nên nhiều góc độ cho lụa độ óng ả tuyệt đẹp.

Đặc tính hóa học

Vải lụa không chịu được chất tẩy rửa mạnh, các loại chất bào mòn hay axit. Bởi thế mà khi giặt cần chú ý để giữa nguyên vẻ đẹp và độ bền.

Ưu và nhược điểm của vải lụa là gì?

Ưu điểm

Nhẹ, bền, sáng bóng tự nhiên lại thêm đặc tính cách nhiệt đặc biệt. Quần áo từ chất liệu lụa thoáng mát vào mùa hè đồng thời ấm áp, thoải mái vào mùa đông. Ngoài ra, tính hút ẩm cao nên vải lụa thấm hút mồ hôi tốt, không gây bí bức, khó chịu.

ưu điểm vải lụa

Lụa có ưu điểm là nhẹ, mềm, sáng bóng và cách nhiệt

Không chỉ có vậy, bởi tính chịu nóng cao, loại vải này giữ nguyên bề mặt ngay cả khi tiếp xúc với nhiệt độ cao đến 110 độ C. Cùng với đó, chất sợi tự nhiên không gây kích ứng da đem lại sự an toàn cho người mặc.

Nhược điểm

Tuy nhiên, loại vải này lại có nhược điểm là khó nhuộm màu, dễ bị ố vàng khi dính mồ hôi. Lụa cũng thường xuyên là đối tượng bị côn trùng tấn công do có nguồn gốc tự nhiên. Tính chất láng, bóng của vải đòi hỏi quá trình khâu vá tỉ mỉ. Sau một thời gian sử dụng lâu dài, vải bị phân huỷ tự nhiên.

Ứng dụng của vải lụa

Với vẻ đẹp mềm mại, nhẹ nhàng mà quý phái, lụa là lựa chọn không thể bỏ qua trong may mặc,thiết kế thời trang cũng như sản xuất đồ trang trí nội thất.

Trong may mặc

Vải lụa được lựa chọn để tạo nên vô số sản phẩm may mặc hiện nay. Đó là những chiếc đầm dạ tiệc, váy cưới, những bộ cánh thời trang sử dụng cho những sự kiện lớn cũng có thể quần áo công sở, quần áo ở nhà, đồ ngủ cho đến những mẫu khăn vải nhỏ xinh và phong cách …

Ứng dụng của vải lụa

Thiết kế thời trang với lụa

Mỗi thiết kế từ vải lụa mang trong mình sự đẹp mắt, bay bổng, dịu dàng, thướt tha và tinh tế. Cùng với đó, không thể không nhắc đến sự thoải mái và tiện dụng đến từ những đặc tính và ưu điểm vốn có của loại vải này.

Trong trang trí, nội thất

Trong trang trí, nội thất, chất liệu lụa lại tiếp tục được trọng dụng làm chăn, ga, bọc giường, vỏ gối, rèm cửa và nhiều vật dụng vải cao cấp khác. Chính loại vải này đã góp phần nâng tầm giá trị thẩm mỹ đẹp mắt và sang trọng cho không gian. Không những thế, lụa tự nhiên dịu nhẹ, êm ái lại an toàn càng xứng đáng trở thành lựa chọn hoàn hảo cho những vật dụng kề cận bên con người.

Cách phân biệt vải lụa 100% tơ tằm và vải lụa có Polyester

Để phân biệt lụa tơ tằm 100% và lụa pha polyester, các bạn có thể áp dụng theo 1 trong 3 cách sau:

Cách 1: Dùng bật lửa hơ nhẹ 1 phần mép vải hoặc đốt thử 2 mẫu vải kiểm tra. Nếu vải cháy có mùi khét như tóc, sau khi cháy hoàn toàn cho tro đen dạng bột thì đó là lụa tơ tằm 100%.

Trong khi đó, nếu vải cháy có mùi khét như cháy nilon, sau khi cháy hình thành các giọt keo đông cứng màu đen thì đó là tơ tằm pha. Lưu ý: Tính chất cháy của từng loại lụa pha có thể khác nhau do % polyester trong mỗi loại có nhiều khác biệt.

Cách phân biệt vải lụa

Bí quyết phân biệt lụa tự nhiên 100%

Cách 2: Đối với vải trắng, thông thường, vải tơ tằm 100% sẽ không có màu trắng sáng mà màu trắng ngà tự nhiên. Trong khi đó, lụa có pha polyester có thể tránh tinh, sáng bóng do chứa nhiều hợp chất nhân tạo.

Cách 3: Xét về giá bán, lụa tơ tằm tự nhiên lúc nào cũng có giá cao hơn (có thể gấp đôi hoặc gấp rưỡi) bởi lẽ loại vải này yêu cầu dệt thêu rất cầu kỳ.

Cách giặt và bảo quản

Lụa tơ tằm rất dễ hư hỏng và phai màu nếu không biết cách giặt giũ và bảo quản. Sau đây là 1 số lưu ý để sử dụng lâu dài cũng như lưu giữ vẻ đẹp, tính chất tuyệt vời vốn có của loại vải cao cấp này.

Cách giặt vải lụa

Chất liệu tự nhiên của vải lụa yêu cầu chú ý giặt và làm sạch tỉ mỉ hơn so với các loại vải thông thường. Cụ thể, bạn nên đưa đồ lụa đi giặt khô (tức là giặt bằng dung môi chuyên dụng thay cho nước và xà phòng thông thường) tại các cửa hàng giặt ủi chuyên dụng là tốt nhất.

Ngoài ra, nếu muốn tự làm sạch đồ tại nhà, hãy lưu ý 1 số  vấn đề sau.

Thứ nhất: Không giặt lụa bằng xà phòng giặt hay chất tẩy thông thường do các nguyên tố Ca, Mg trong nước kết hợp với xà phòng rất dễ sinh muối kết tủa lên bề mặt tự nhiên của vải khiến vải lốm đốm hoặc khiến vải phai màu, hư hỏng.

Thay vào đó, bạn có thể dùng đến các loại sữa tắm, xà phòng tắm dịu nhẹ, dầu gội từ thiên nhiên hoặc nước sạch để làm sạch vải.

Cách giặt vải lụa

Giặt nhẹ nhàng với xà phòng, dầu gội

Đối với nước, nên dùng nước trắng, sạch để xả vải. Chú ý: Tuyệt đối không ngâm hoặc giặt vải lụa bằng nước nóng do nhiệt độ rất dễ khiến vải bay màu.

Trong quá trình giặt, chú ý nhẹ tay, hạn chế vò mạnh, vắt kiệt gây ma sát làm hỏng về mặt và xô lệch sợi vải. Đặc biệt, tuyệt đối không giặt vải bằng máy hoặc vắt máy!

Đối với lụa có màu sắc đậm, bạn chú ý giặt riêng để tránh vải phai màu vào quần áo khác. Ngoài ra, trong nước xả cuối có thể thêm vào 1 chút giấm ăn để giấm phân huỷ bụi bẩn đồng thời giữ vải bền màu hơn.
Sau khi giặt sạch, treo vải lên mắc mà không cần vắt khô. Vì vải lụa rất dễ tuột rơi khỏi mắc và dây phơi nên cần dùng kẹp cố định. Đặc biệt hơn: Chỉ nên phơi vải ở bóng râm thoáng mát, không phơi dưới nắng to rất dễ khiến lụa vị khô, cứng, giòn và nhanh bay màu, giảm chất lượng và vẻ đẹp.

Nếu cần là nên thực hiện lúc vải còn ẩm, chú ý điều chỉnh nhiệt độ bàn ủi từ 120 – 140 độ C –  không chỉnh nhiệt cao hơn, rất dễ gây cháy, hỏng vải và mất đi độ bóng của tơ. Nếu là vải khô, trước khi là nên cho bọc vải trong túi nilon sạch, đặt trong ngăn mát tủ lạnh hoặc xịt nước để vải ẩm trở lại.

Trong quá trình là, nên dùng khăn ẩm đặt dưới mặt vải để tránh nhiệt quá cao cũng như hơi nước tác động đều lên sợi vải, tránh gây nhăn, xấu.

Cách bảo quản vải lụa

Phương pháp bảo quản vải cũng như quần áo, đồ dùng từ lụa hiệu quả nhất là sử dụng túi giấy. Cụ thể, bạn nên gấp đồ gọn gàng, đặt trong túi giấy sạch hoặc gói trong túi, vải cotton, đặt trong nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh ánh sáng trực tiếp.

Cách bảo quản vải lụa

Bảo quản lụa hợp lý

Chỉ cần những lưu ý này, vải lụa không bị bám bụi, dính bẩn, hạn chế mất màu và giữ được độ mềm mại. Chú ý không dùng túi nilon bọc vải rất dễ bị ẩm, mốc thấm màu.

Vải lụa quả thật là sản phẩm sáng tạo từ đôi bàn tay tài hoa và khối óc sáng tạo của con người. Với vẻ đẹp mỹ miều cùng chất vải mềm mượt đặc trưng, loại vải đặc biệt với tuổi đời hàng ngàn năm này tìm được chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng cũng như những nhà thiết kế, tạo mode.

Feedback

Chat Zalo