Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Vải thô đũi – Chất liệu thoáng mát, giá thành phải chăng

quanly 4418 lượt xem

Vải thô đũi được nhiều người ưa chuộng nhất là chị em ở tuổi trung niên. Bởi vải nhẹ và mát, cùng với khả năng hút ẩm tốt do chất vải này được làm từ lụa tơ tằm. Mời bạn cùng xem những điều hấp dẫn về qua bài viết sau đây.

>>>>> Tìm hiểu thêm:  Vải thô cotton là gì?

Vải thô đũi là gì?

Vải thô đũi là gì?

Vải thô đũi là chất vải có đặc tính xốp, có trọng lượng nhẹ và khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên rất mát. Vải được dệt từ sợi đũi cũng chính là phế liệu tạo ra từ quá trình ươm tơ để đến bước dệt lụa tơ tằm.

Phế liệu này do quá trình nuôi tơ tằm đạt tỷ lệ cao lên đến 60%. Bởi sau khi ươm tơ thì người ta chỉ lấy khoảng 40% để phục vụ cho nhu cầu sản xuất lụa tơ tằm và số còn lại là phế liệu. Vậy nên sợi đũi là sản phẩm tận dụng từ những phế liệu thải ra từ quá trình ươm tằm.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải thô đũi

Vải đũi có nguồn gốc từ tơ tằm, tuy nhiên chúng thực sự chỉ là 60% phế liệu của quá trình ươm tơ. Có nghĩa, sợi đũi được thải ra sẽ dùng làm thành vải thô đũi mà chúng ta sử dụng.

Vải thô đũi từ phế liệu tơ tằm

Cũng có thể nói vải thô đũi là “họ hàng” của vải lụa tơ tằm. Điểm chung là cả hai chất vải này chính là thành phần kén tơ tằm. Điểm khác nằm ở quá trình chọn lọc sợi tơ mịn nhỏ và chất lượng để làm thành vải lụa cao cấp. Còn những sợi tơ to, thô, nói chung không đạt tiêu chuẩn được chuyển qua làm sợi đũi để sản xuất vải đũi. Chất vải này có tác dụng hút ẩm tốt, trọng lượng nhẹ, khô thoáng và an toàn cho da. Nên vải cũng được sản xuất làm vật dụng cho trẻ em, mẹ và người trưởng thành.

Quy trình sản xuất vải đũi

Quá trình sản xuất loại vải này trải qua 4 giai đoạn gần giống với quy trình tạo ra vải tơ lụa cao cấp.. Tuy nhiên, để vải đũi thô được tạo ra không tỉ mỉ bằng tơ lụa. Cụ thể từng bước trong quy trình tạo vải như sau:

Bước 1: Nấu sợi đũi

Sau khi những con tằm ươm tơ, người tiến hành chọn lọc sợi tơ tằm chất lượng. Còn lại những sợi tơ kém tiêu chuẩn sẽ được làm thành lụa thô hay gọi là kén tằm. Lấy 60% lụa thô mang đi ngăm trong nước 3 tiếng sau đó nấu kỹ đến khi sợi kén bắt đầu mềm ra.

Bước 2: Kéo thành sợi

Công đoạn kéo thành sợi đũi là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình làm vải đũi. Thợ làm đũi buộc nhúng hai tay vào chậu ngâm đũi trước đó để kéo thành sợi đũi.

Bước 3: Phơi sợi đũi

Các sợi đũi được kéo xong sẽ phải được tuyển chọn lần nữa những sợi đũi to, thô và đem phơi lên sào. Mỗi sợi đũi tương đương 100g. Vì thế, quá trình kéo sợi phụ thuộc vào bàn tay của thợ làm sợi đũi chuyên nghiệp đạt chất lượng hay không.

Phơi sợi đũi sau khi kéo sợi

Bước 4: Dệt vải đũi

Sau khi phơi sợi đũi được thu gom và sử dụng van đũi để dệt thành vải thô đũi.

Từ những chiếc vải này nhà sản xuất sẽ gia công thành những sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng như khăn, quần áo….

Các loại vải thô đũi được dùng phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay, vải đũi thô được phát triển thành nhiều chất liệu khác nhau gồm có: Vải đũi thô, vải đũi xước và đũi hoa. Thông tin chi tiết của những chất liệu này như sau:

Vải đũi thô

Vải đũi thô còn được gọi là lụa Tussah chúng được hình thành từ sợi tơ tằm thô. Loại vải này hiện nay rất được ưa chuộng trong lĩnh vực may mặc. Đặc biệt, những quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam luôn ấm nóng. Bản chất của vải là đũi thô, hoàn toàn chưa qua quá trình xử lý chất liệu nên có độ thô đặc trưng nên có nhiều ưu điểm nổi bật.

Vải thô đũi có nhiều khoảng nhỏ tạo sự thoáng mát

Vải đũi xước

Vải đũi xước là chất liệu có kết cấu mềm mịn màng hơn hẳn những chất liệu vải khác nhau. Chất đũi xước sở hữu sớ vải dày dặn nên khi chạm vào sẽ gây cảm giác nóng bức hơi khó chịu.

Khác hoàn toàn với chất vải đũi còn lại việc phân biệt vải này khá dễ dàng bằng việc dùng cảm quan và tay để cảm nhận bề mặt vải. Thông thường, chất đũi xước sẽ có vết xước nhẹ chạy song với sợi vải do lúc may để lại. Từ đó, vải sở hữu tính đặc trưng và điểm nhấn đó cũng chính là tên gọi đũi xước của vải.

Vải đũi hoa

Vải đũi hoa cũng chỉ là chất đũi thông thường và trong suốt quá trình dệt may vải được thiết kế thêm hoa. Nhờ điều này, chất vải đũi đã tạo ra nét mộc mạc và phác họa thêm phong cách thuần của chất vải này.

Vải đũi hoa có thẩm mỹ cao

Loại vải đũi này có nét dịu dàng nên trở thành chất liệu yêu thích của phái yếu. Chất vải đũi chủ yếu được tận dụng để tạo ra những chiếc đầm hoa, váy suông….

Một số loại vải đũi khác

Bên cạnh 3 nhóm vải đũi được liệt kê trên thì chất vải còn được được chế tạo thêm nhiều vải để đáp ứng nhu cầu thị trường. Một số vải bạn có thể tham khảo gồm: Đũi nhật, vải chất liệu đũi thái, chất vải đũi chun, vải đũi cotton,…

Những đặc tính cơ bản của vải đũi thô

Vải đũi thô có nhiều đặc tính như sau:

Đặc tính vật lý

Chất vải thô có trọng lượng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt và hoàn toàn không có tính dẫn điện. Tức vải không tích điện nên sử dụng vải rất an toàn với hệ thống điện trong nhà.

Đặc tính hóa học

Vải càng giặt lại càng mềm dùng thời gian cũng không bị biến dạng đồng thời tính cấu trúc và tính chất của vải không thay đổi.

Ưu và nhược điểm của chất vải thô đũi?

Vải thô đũi có nhiều ưu điểm nên được ưa chuộng hơn so với nhiều chất vải khác. Chi tiết cụ thể gồm:

Ưu điểm

Ưu điểm của vải thô đũi như:

Mềm mại, nhẹ nhàng

Mềm mại, nhẹ nhàng chính là cảm giác mà chất vỉa mang đến cho người dùng. Vải siêu nhẹ, chất xốp với tính chất cách ẩm, cách nhiệt, cách điện vô cùng hiệu quả. Vì thế, vải không bám dính vào cơ thể nhất là lúc ra mồ hôi nhiều.

Vải thô đũi nhẹ nhàng, mềm mại

Thoáng mát

Kết cấu của vải có nhiều khoảng hở nên mang đến sự thoáng mát cho người dùng. Từ đó, không khí được luân chuyển thoải mái nên tránh các tình trạng bí bách, bức rức.

Nguyên liệu tự nhiên

Vải đũi được làm từ phế liệu của quá trình nuôi tằm. Nên chất vải này rất thân thiện với môi trường cùng với khả năng phân hủy cao sau khi dùng. Độ an toàn của thành phần thiên nhiên này luôn cao hơn so với chất vải tổng hợp. Nhất là với làn da và sức khỏe của trẻ em nên rất được các bà mẹ ưa chuộng.

Hiệu ứng co nhăn lạ

Co nhăn vải là ưu điểm của nhiều chất vải nhưng với vải thô đũi lại trở thành ưu điểm. Sau quá trình giặt khô thì nếp nhăn được hình thành khi sử dụng sẽ co lại và đều hơn. Nên tính chất này đã tạo thành sự mới lạ và thu hút nhiều người dùng.

Dễ giặt giũ

Vải đũi rất khá mỏng, trọng lượng nhẹ nhàng vì thế rất dễ vệ sinh. Qua nhiều nước giặt thì chất thô đũi càng trở nên mềm mại mà vẫn giữ nguyên kết cấu ban đầu của vải. Thậm chí vải không hề giãn hay chảy. Bên cạnh đó, vải nhanh khô hoàn toàn không gây mùi hôi khó chịu khi hoạt động ra mồ hôi nhiều.

Vải đũi thô dễ giặt giũ

Giá thành rẻ

Vải đũi thường có mức giá thị trường dao động từ 100.000 – 250.000 nghìn đồng/1 mét. Tùy vào từng loại sẽ có mức giá khác nhau,  tùy vào nhu cầu từng người để sử dụng.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì vải thô đũi cũng có nhược điểm dù không đáng kể. Vải đũi thường dễ nhăn và có nếp gấp khi dùng vì đây là nhược điểm của sợi tự nhiên. Vì thế, khi dùng bạn hãy nhớ bảo quản thật kỹ để tránh tình trạng này diễn ra thường xuyên.

Ứng dụng của chất vải đũi thô

Chất vải đũi chủ yếu được ứng dụng trong lĩnh vực thời trang. Vì vải có tính chất thoáng mát, dễ chịu nên được sử dụng cho cho quần áo mùa hè. Ứng dụng đa dạng của vải như sau:

Vải đũi có tính ứng dụng cao

  • Áo sơ mi: Ứng dụng này thường được dùng vào mùa hè, do tính thoải mái và chất liệu lạ mắt.
  • Váy liền: Vải đũi thô được sản xuất thành váy liền để tạo sự nhẹ nhàng thích hợp với người nữ tính.
  • Chân váy: Chân váy được may từ chất liệu vải đũi có thể kết hợp đa dạng nhiều mẫu áo khác nhau. Ứng dụng này không chỉ tạo sự dễ chịu mà còn giúp tôn dáng cho người mặc.
  • Quần baggy: Nếu bạn yêu thích sự năng động có thể mua chiếc quần baggy may từ vải đũi để thể hiện cá tình của mình.
  • Quần short: Quần short chất vải đũi cũng giúp bạn thể hiện cá tính, sự mạnh mẽ.

Bên cạnh những ứng dụng trên, bạn có thể bắt gặp chất vải đũi thô tại một số mẫu nội thất như rèm cửa, mền…. Vì thế, nếu đang muốn thay nội thất hay muốn tạo sự mới lạ nên dùng sản phẩm từ chất liệu vải đũi thô.

Cách phân biệt vải đũi thô

Bạn có thể phân biệt vải thô đũi bằng cách như sau:

Vải đũi thô khi đốt không có mùi khét

  • Bạn dùng tay vò nhẹ bằng tay quan sát thấy vải nhăn và không quay lại bình thường thì là vải đũi.
  • Bạn lấy tay kéo 4 chiều của vải nếu vải không co giãn chính là đáp án cần tìm ngược lại vải co dãn thì không phải vải thô đũi.
  • Sờ bề mặt vải thấy có dấu hiệu thô, ráp tay chính là vải đũi. Còn vải mát lạnh, mềm trơn thì có thể vải polyester.
  • Vải thô đũi có tính chất tự nhiên nên khi đốt bằng lửa có khói và tro màu trắng tan ra. Còn vải cho thấy có mùi nhựa khét, vón cục đó chính là vải tổng hợp làm từ polieste.

Cách giặt và bảo quản

Cách bảo quản và giặt vải thô đũi cũng cần được lưu ý để tăng độ bền của chất vải cụ thể như:

Cách giặt chất đũi thô

Giặt trước vải bằng nước để vải co lại trước khi dùng sẽ tăng tuổi thọ cho vải. Ở những nước vải sau, bạn hãy giặt bằng nước lạnh, không được dùng nước nóng hay thuốc tẩy vì chúng có thể làm vải co lại. Giặt vải thô đũi bằng tay vì dùng máy giặt sẽ làm vải bị nhăn và mất đi thẩm mỹ của sản phẩm vải đũi.

Cách bảo quản chất vải thô đũi

Phơi vải trong bóng râm không được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Vì điều này sẽ làm vải nhanh bị mục và phai màu nhanh hơn. Cách ủi quần áo tốt nhất chính là sử dụng bàn là hơi nước và điều chỉnh ở nhiệt độ dưới 200 độ C. Cách ủi sản phẩm từ vải thô như sau:

  • Bạn xịt nước lên mặt vải và là ở mặt trái của sản phẩm, theo từng lớp
  • Chỉ làm phẳng các vết nhăn, nếu cần thiết mới là toàn bộ vải vì nhiệt độ sẽ làm vải co lại.

Tóm lại, vải thô đũi có nhiều ưu điểm đáng để bạn cân nhắc sử dụng. Chất vải vô cùng thoáng mát, siêu nhẹ nên tạo sự thoải mái, dễ chịu cho người dùng. Hơn hết, vải được làm từ phế liệu của tơ tằm nên giá thành của chúng khá rẻ với nhiều mẫu mã, kiểu dáng đa dạng.

 

 

Feedback

Chat Zalo