Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Vải thô cotton là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về loại vải này

quanly 4387 lượt xem

Nhắc đến 1 trong những chất liệu lâu đời vẫn tồn tại đến ngày nay thì vải thô cotton hay cotton thô là đại diện không thể bỏ qua. Không hề lỗi thời, quần áo từ vải cotton thô thậm chí ngày càng phổ biến, được nhiều người tìm mua. Bạn biết gì về loại vải lạ mà quen này? Chi tiết về chúng sẽ được trình bài trong nội dung sau.

>>>> Xem thêm: Vải thô lụa là gì?

Vải thô cotton là gì?

Vải cotton thô là loại vải dệt chủ yếu từ sợi bông và gai tự nhiên, không pha thêm sợi nhân tạo hay các chất liệu khác. Chúng được sử dụng chủ yếu để may quần áo, nhất là đồ mùa hè.

Chất liệu cotton thô dệt từ sợi bông tự nhiên

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải thô cotton

Chất liệu thô cotton được con người tạo ra từ xa xưa – có thể nói là gắn liền với truyền thống trồng bông dệt vải. Cây bông được trồng tại nhiều nơi trên thế giới. Người tiền sử đã biết dùng bông dệt vải. Minh chứng cho điều đó là những mảnh vải có niên đại 6000 TCN được tìm thấy trên lưu vực sông Ấn cũng như Peru. Nam Á có lẽ là khu vực sử dụng bông sớm nhất thế giới cổ.

Lịch sử của loại vải này đi cùng truyền thống trồng bông dệt vải

Tuy nhiên, người Hy Lạp và Ả Rập gần như không biết đến cây bông trước thời Chiến tranh của Alexander Đại đế. Theo lịch sử phát triển của từng quốc gia, khu vực, lịch sử của vải cotton thô mang nhiều bản sắc dân tộc, vùng miền. Tuy nhiên, đa phần cotton thô được dùng để may quần áo cho tầng lớp thường dân và người lao động. Chúng là chất liệu phổ thông, giá rẻ và quen thuộc.

Về sau, khi công nghệ dệt may ngày một phát triển, chất liệu cotton thô nguyên bản ít phổ biến hơn. Thay vào đó, người ta tạo ra các loại vải mới bằng cách xử lý sợi bông kỹ hơn và thêm vào các loại hóa chất để vải mềm và cũng bền hơn. Ngày nay, vải cotton thô đang dần trở lại, chất vải được cải tiến rất hợp lý nên chiếm được cảm tình của đông đảo người dùng.

Quy trình sản xuất vải thô cotton

Vải cotton thô được sản xuất theo quy trình khá cơ bản. Sơ lược từng công đoạn như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu dệt vải cotton thô là bông, gai. Chúng được thu hoạch, loại bỏ tạp chất, làm sạch rồi kéo thành sợi. Để gia tăng độ kết dính và giảm ma sát khi kéo sợi, người ta thường thêm vào 1 chút dầu kéo sợi chuyên dụng.

Dệt vải: Vải cotton thô thường được dệt theo phương pháp đan sợi truyền thống. Trong quá trình dệt, chất dính bôi trơn, giảm ma sát và tăng độ dẻo dai cho sợi tiếp tục sử dụng.

Bên trong 1 nhà máy dệt vải

Kiểm tra, xử lý vải: Vải sau khi dệt thường bám khá nhiều bụi vải cũng như hoá chất dư, người ta sẽ loại bỏ hết những yếu tố này sau đó tiến hành tẩy trắng. Công đoạn cuối cùng là ngâm vải trong dung dịch kiềm hóa Mercerizing để sợi vải thêm bóng, bền và ăn màu nhuộm.

Nhuộm vải: Tuỳ theo kiểu dáng, màu sắc dự kiến mà người sản xuất sẽ sử dụng thuốc nhuộm và phụ gia hợp lý. Sau mỗi lần nhuộm, vải được giặt lại nhiều lần để tách bỏ các hợp chất, sợi vải vụn và bụi bẩn.

Xử lý hóa chất cho vải: Cuối cùng, để gia tăng độ bền và tuổi thọ cho vải, người ta xử lý vải với các loại hoá chất nhằm: Chống nhăn, chống thấm, chống cháy, chống tĩnh điện và kháng khuẩn,… Sau quá trình này, vải tiếp tục được giặt sạch, làm khô trước khi sẵn sàng mang đi tiêu thụ.

Các loại vải thô cotton phổ biến

Có nhiều cách phân loại và gọi tên các loại vải thô trên thị trường. Trong đó, những chất liệu sau được coi là phổ biến hơn cả.

Vải thô mộc

Vải thô mộc là loại vải cotton thô nguyên bản, không pha thêm sợi tổng hợp hay quá nhiều hoá chất. Chính vì thế mà chất vải khá cứng, dày.

Vải thô mộc là loại vải nguyên bản

Vải thô lụa

Khác với vải thô mộc, vải thô lụa mềm mại lại thấm hút mồ hôi rất tốt. Chúng là loại vải thô mềm mịn nhất hiện nay. Khi sờ tay, chất liệu thô lụa cho cảm giác mát mẻ như vải lanh và còn mịn như lụa.

Vải thô lụa mềm mại hơn so với thô mộc

Vải thô đũi

Vải thô đũi là loại vải chứa nhiều sợi đũi, chính vì thế mà loại vải này khá giống vải đũi. Cụ thể ở đây là tính nhẹ nhàng, thoáng mát vì kết cấu nhiều khoảng hở. Loại vải này cũng thấm hút mồ hôi vô cùng rất tốt đồng thời mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái.

Vải thô đũi có thêm sợi đũi

Ngoài ra, người ta cũng có thể nhắc đến vải thô dày, vải thô mềm, vải thô mỏng hay vải cotton thô Hàn Quốc, … cách phân loại này dựa vào tính chất cũng như nguồn gốc, đặc tính của vải.

Những đặc tính của vải thô cotton

Đặc tính chung của vải cotton thô là mặt vải trơn phẳng, độ bền cao. Khi tiếp xúc với da, loại vải này không mềm như vải 100% cotton chải kỹ mà cho cảm giác thô cứng. Chi tiết từng đặc điểm đó như sau:

Độ co giãn: Vì là loại cotton tự nhiên nên vải thô cotton có độ co giãn không quá lớn, chất vải khá thô rất đặc trưng.

Tính thấm nước: Chất liệu cotton thô hút ẩm, thấm nước rất tốt. Bạn có thể nhận thấy rất rõ khi nhỏ lên vải vài giọt nước, rất nhanh chóng, chất lỏng được thấm hút và long vào trong rất nhanh.

Chất liệu thô cotton thấm hút, thông thoáng, không gây kích ứng

Độ thông thoáng: Vì được dệt từ sợi cotton thô tự nhiên nên loại vải này đem đến cho người mặc cảm giác thoáng mát. Loại vải may quần áo thường mềm, mịn, sờ vào mát tay.

Tính an toàn: Chất liệu sợi thiên nhiên của vải thô đảm bảo độ lành tính, an toàn khi sử dụng. Loại vải này an toàn cho người có da nhạy cảm cũng như với em bé.

Độ bền trước lửa và hoá chất: Vải cotton thô dễ cháy và không chịu được sự ăn mòn của các loại hoá chất.

Ưu và nhược điểm của vải thô cotton

Từ những đặc tính trên, chất liệu cotton thô cho thấy những ưu/nhược điểm sau:

Ưu điểm

Bền, chắc: Vải thô cotton được đánh giá là bền hơn vải nỉ và nhiều chất liệu khác. Không như suy nghĩ của nhiều người, loại vải này không dễ rách, ít bạc màu và sử dụng trong thời gian lâu dài. 

Ăn màu: Khi nhuộm, vải thô cotton ăn màu khá tốt. Chính vì thế mà việc tạo mẫu, thiết kế với chất liệu này trở nên chính xác và đẹp mắt hơn.

Ưu điểm của loại vải này khiến chúng được nhiều người lựa chọn

Chất vải nhẹ, mịn: Loại vải này cũng có ưu điểm là nhẹ mịn, đem đến loại cảm giác thoải mái cho người mặc.

An toàn: Vì không chứa sợi tổng hợp nên vải cotton thô an toàn cho người sử dụng. Khi mặc trang phục từ chất liệu này, bạn không lo kích ứng, dị ứng , mẩn ngứa hay ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Thấm hút tốt: Với vải thô cotton, việc giặt phơi rất nhanh chóng vì chất vải thấm hút tốt mà vẫn thông thoáng. Khi mặc vào mùa hè, vải cũng hút mồ hôi rất hiệu quả cho người mặc cảm giác thoải mái.

Nhược điểm

Dễ nhăn, không bóng đẹp: Vải thô thật sự không quá bóng đẹp nên không thật sự sang trọng, kiểu cách. Loại vải này cũng dễ bị nhăn khi bị vò hay gấp nếp trong thời gian dài. Để khắc phục điều này, bạn nên là quần áo trước khi sử dụng để quần áo phẳng phiu, ngay ngắn.

Tuy nhiên, cotton thô lại khá dày và dễ nhăn

Kém sang trọng: So với vải lụa hay lanh thì vải thô cotton không thể sánh bằng. Chúng không thể tạo ra các bộ trang phục quá bay bổng, điệu đà và quý phái. Tuy nhiên, đồ vật bọc ngoài bởi vải thô lại toát lên vẻ cổ điển và rất trang trọng.

Dày: Nhược điểm cuối của vải thô là độ dày khá đáng kể. Chính vì thế mà nhiều người cảm thấy có chút e ngại khi sử dụng loại vải này.

Ứng dụng của vải thô cotton

Vải cotton thô được sử dụng trong thiết kế thời trang, may mặc cũng như làm đồ nội thất, trang trí. Trong đó, các loại thô mộc, dày và cứng được dùng may đồ nội thất, phụ kiện như: Bọc ghế sofa, nệm, ga, gối, rèm cửa, thảm,… Chúng còn được dùng làm giày vải, túi xách hay cúc áo,… Các loại vải mềm hơn được dùng may quần áo thời trang, nhất là đồ mùa hè.

May quần áo thời trang: Bạn có thể tìm thấy những chiếc áo sơ mi hay quần có kiểu dáng cứng cáp, lịch sự, phom dáng đẹp từ vải cotton thô. Ngoài ra, người ta cũng dùng chất liệu này để may áo thun, đầm váy…  nhất là phong cách vintage cổ điển.

May túi xách: Rất nhiều mẫu hộp đựng bút, túi đựng đồ trang điểm, túi đeo … thịnh hành được làm từ vải thô cotton.

Ngoài sử dụng làm đồ may mặc, vải cotton thô còn được dùng may túi

Các vật trang trí: Như đã nói ở trên, bạn có thể làm rèm cửa, ga, áo gối, nệm, đồ handmade… từ vải cotton thô. Chất vải này mang đến cho đồ dùng vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ điển, lịch sự và tinh tế.

Người ta cũng dùng chất liệu này may rèm, vải bọc sofa, ga, gối, nệm,…

Cách phân biệt vải thô cotton

Để phân biệt chất liệu cotton thô với các loại vải thông dụng khác, các bạn hãy chú ý đến 1 số đặc điểm sau:

Quan sát bằng mắt: Đặc điểm dễ nhận biết nhất của vải thô cotton là “thô” ở sợi vải và cách dệt. Loại vải này thường kém bắt mắt hơn vải công nghiệp cũng như vải lụa.

Phân biệt vải quan sát, cảm nhận

Cảm nhận bằng tay: Bạn cũng đừng quên phân biệt bằng cách chạm thử. Loại vải này sở mát nhưng thật tay, không trơn bóng.

Vò nhẹ để kiểm tra: Vải cotton thô dễ nhăn nên có thể phân biệt bằng các vò nhẹ. Nếu vải hình thành nếp nhăn ngay lập tức thì đó thường là chất liệu cotton.

Cách giặt vải thô cotton

Cuối cùng, bạn sẽ muốn biết thêm cách giặt và bảo quản quần áo, đồ dùng từ vải thô cotton. Về cơ bản, hãy áp dụng 1 số kinh nghiệm sau:

Không ngâm vải quá lâu trong nước hay bột giặt vì rất dễ khiến vải bay màu. Tốt nhất, bạn chỉ nên ngâm vài phút sau đó giặt sạch, phơi khô.

Không đổ trực tiếp chất tẩy rửa lên vải để tránh bay màu, hỏng vải. Nếu cần dùng tẩy, bạn nên pha loãng và ngâm quần áo vào trong.

Tránh giặt đồ màu với đồ trắng: Tốt nhất bạn nên giặt riêng 2 loại đồ nói trên để tránh tình trạng lem hoặc ố vải.

Chú ý giặt, phơi để giữ vải bền màu, sử dụng được lâu dài

Nên lộn trái khi phơi: Ánh nắng trực tiếp – nhất là nắng trưa rất dễ khiến vải bị co, nhăn, khô cứng và bạc màu. Chính vì thế mà bạn nên lột trái, kéo phẳng và hạn chế phơi nắng quá mạnh.

Không nên ủi vải thô cotton ở nhiệt độ cao: Vì chất vải này không chịu được nhiệt độ cao nên bạn cần tránh là ủi quá nóng. Tốt nhất là để nhiệt 120 – 150 độ trở xuống.

Một số thông tin về vải thô cotton thô trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về chất liệu này rồi chứ? Để nhận tư vấn chọn, tìm mua chất lượng cũng như đặt may đồng phục, quần áo theo yêu cầu, các bạn quan tâm có thể liên hệ tham khảo Thiện Linh. Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những gợi ý, lựa chọn hợp lý nhất!

 

 

 

Feedback

Chat Zalo