Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Vải thô lụa- loại vải mang đến vẻ đẹp tinh tế, thanh lịch

quanly 4315 lượt xem

Nếu bạn là tín đồ của phong cách thời trang thanh lịch, tinh tế thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua loại vải thô lụa. Với bề mặt mịn màng, mát, nhẹ, loại vải này là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều nhãn hàng thời trang cao cấp hiện nay. Vậy vải có nguồn gốc từ đâu? Quy trình, đặc điểm sản xuất của vải như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật các vấn đề cơ bản của loại vải này qua chia sẻ trong bài viết dưới đây.

>>>>> Xem thêm: Vải nỉ thường là gì?

Vải thô lụa thoáng mát, mềm mại mang đến vẻ đẹp nữ tính, sang trọng cho người dùng

Vải thô lụa là gì?

Vải thô lụa là loại vải được sản xuất từ các loại sợi tự nhiên như bông, đay, lanh. Bề mặt vải mịn, mềm mại cho cảm giác vô cùng nhẹ nhàng. Khi sờ trên bề mặt vải bạn có cảm giác mát tay, phía bên trong của vải lại khá giống với chất liệu lụa. Vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, nhẹ, không nhăn nhàu vì thế được ưa chuộng và sử dụng trong những thiết kế mùa hè của phụ nữ và trẻ em.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải thô lụa

Vải thô được coi là một loại vải cổ, có thời gian ra đời sớm nhất trong số các loại vải trên thị trường hiện nay. Do vải thô lụa được làm từ các chất liệu sợi tự nhiên khác nhau nên tuỳ thuộc vào từng loại mà có lịch sử và nguồn gốc khác nhau. Ban đầu, vải thô được dệt từ sợi lanh, đay hoặc cây gai dầu sau đó được dệt bằng sợi bông, len…

Thời kỳ đầu, vải được sử dụng để may các trang phục dân tộc theo phong cách cổ điển nên không được giới trẻ yêu thích.Sau đó, vải được biến tấu thành chất liệu để may đo các loại trang phục kiểu cách, cá tính thu hút sự chú ý của giới trẻ. Ngày nay, nhờ những ưu điểm vượt trội loại vải này ngày càng được sử dụng rộng rãi và trở thành chất liệu quan trọng tạo nên những mẫu thời trang đẳng cấp.

Vải có nguồn gốc từ các loại sợi tự nhiên như bông đay, gai

Quy trình sản xuất vải thô lụa

Để sản xuất vải thô lụa các đơn vị sản xuất thường tuân theo quy trình cơ bản dưới đây:

Bước 1: Thu hoạch bông, đay, gai

Những loại cây như bông, đay, gai sau thời gian phát triển sẽ được người dân thu hoạch để sản xuất các loại sợi tự nhiên. Cây bông được thu hoạch bằng máy loại bỏ toàn bộ hạt, các tạp chất trước khi tiến hành kéo sợi. Cây lanh được thu hoạch bằng tay rồi chuyển vào nơi sản xuất để chải, tách thành sợi để chuẩn bị cho việc dệt vải.

Bước 2: Kéo sợi

Các nguyên liệu như bông, đay, lanh được thu hoạch và xử lý đúng quy trình sẽ đưa vào kéo sợi. Những người thợ sẽ thêm chút dầu trong quá trình kéo sợi để đảm bảo sự đồng đều, khả năng kết dính và giảm độ ma sát tốt nhất.

Bước 3: Dệt vải

Bước này thực hiện trên máy móc vì thế chất lượng vải tốt hay không sẽ phụ thuộc vào hoạt động của máy. Vải được sản xuất theo 2 cách đó là dệt hoặc đan. Để giúp vải mượt mà, dẻo dai hơn các đơn vị thường thêm một chút hoá chất vào trong quá trình dệt vải.

 

Các đơn vị xử lý: chống nhăn, chống cháy, kháng khuẩn, chống tĩnh điện

Bước 4: Hoàn thiện quá trình sản xuất

Bước cuối cùng trong quá trình sản xuất vải thô lụa đó chính là hoàn thiện. Vải sau khi dệt sẽ được loại bỏ hoá chất dư thừa, vỏ trấu, sợi bông để đạt được chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, vải sẽ được tẩy trắng để nhuộm màu đạt hiệu quả tốt nhất. Sau khi tẩy trắng vải sẽ được nhuộm màu theo mong muốn của nhà sản xuất.

Đặc biệt, để chất lượng vải thô lụa bền, an toàn và có màu sắc tốt nhất đơn vị sản xuất sẽ tiến hành xử lý sau khi nhuộm vải. Tuỳ thuộc từng đơn vị mà vải có thể được xử lý: chống nhăn, chống cháy, kháng khuẩn, chống tĩnh điện, chống thấm dầu…

Các loại vải thô lụa phổ biến nhất hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải thô lụa khác nhau để người dùng có thể lựa chọn. Vải có thể phân biệt dựa trên nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu hay thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên, dạo quanh một vòng thị trường vải bạn sẽ dễ dàng nhận thấy có 2 loại cơ bản sau:

  • Vải thô lụa Trung Quốc: Đây là loại vải thô có mẫu mã đa dạng nhưng độ mềm mại, nhẹ mát và khả năng thấm hút mồ hôi không tốt như đối với các loại vải Hàn Quốc. Tuy nhiên, loại vải này được sử dụng khá phổ biến do có hoa văn phong phú, mức chi phí thấp.
  • Vải thô lụa Hàn Quốc; Đây là loại vải được nhiều chị em phụ nữ ưa thích. Nó xuất hiện nhiều trong các bộ sưu tập của các hãng thời trang nổi tiếng. Vải nhẹ, mềm, mịn, mát, độ thấm hút mồ hôi vượt trội so với các loại vải thô lụa khác trên thị trường. Bên cạnh đó, vải có hoa văn sắc nét độc đáo, hạn chế nhăn nhàu nên tạo nên được sự trang nhã, thanh lịch cho người sử dụng. Tuy nhiên, so với các loại lụa thô thông thường loại vải này có mức chi phí cao hơn hẳn.

Vải thô lụa Hàn Quốc nhẹ nhàng, bay bổng

Những đặc tính cơ bản của vải thô lụa

  • Vải thô là loại vải được dệt bằng sợi tự nhiên nên có độ co giãn hạn chế hơn so với các loại sợi hoá học khác.
  • Chất liệu lụa thô khi sờ vào bạn sẽ có cảm giác mát tay như với vải lanh nhưng lại không bị nhăn nhàu và có độ bền tốt hơn vải lanh.
  • Vải thoáng mát, có khả năng chống tia UV và tỏa nhiệt tốt.
  • Vải khá cứng, độ dày cao hơn so với vải thông thường
  • Vải lụa thô thấm nước nhanh, khả năng bắt màu hiệu quả
  • Vải lành tính, không gây nguy hiểm và kích ứng da

Ưu nhược điểm của vải thô lụa

Mỗi loại vải trên thị trường đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau. Trước khi quyết định sử dụng loại vải này.

Ưu điểm của vải

Vải thô lụa trước kia được coi là loại “vải xưa”, thường chỉ được sử dụng để may các trang phục truyền thống. Tuy nhiên, ngày nay, do sự đổi mới của công nghệ loại vải này có nhiều ưu điểm vượt trội và được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc như:

  • Vải có độ bền cao so với các loại vải thông thường
  • Vải được dệt từ loại sợi tự nhiên như bông, đay… nên lành tính và không gây ảnh hưởng đến làn da của người sử dụng đặc biệt là phụ nữ, trẻ nhỏ
  • Vải thô lục nhẹ mát, thấm hút mồ hôi tốt vì thế nó được coi là chất liệu tuyệt vời để thiết kế lên những trang phục mùa hè thoải mái, năng động. Đối với khí hậu Việt Nam thì đây là loại vải phù hợp nhất giúp người dùng cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn.
  • Vải nhẹ nhàng, mềm mại kết hợp cùng hoa văn sắc nét độc đáo mang đến tính thẩm mỹ cao cho trang phục. Đặc biệt, bạn sẽ trở nên sang trọng, trang nhã với những mẫu quần áo được thiết kế bằng chất liệu vải thô lụa độc đáo này.
  • Vải có nguồn gốc từ thiên nhiên nên thân thiện với môi trường

Vải có nguồn gốc tự nhiên nên nhẹ mát, không gây kích ứng da

Hạn chế của vải thô lụa

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật vải thô lụa cũng tồn tại 1 số hạn chế như:

  • Vải có độ dày hơn so với có các loại vải thông thường nên nhiều khách hàng có cảm giác khó chịu và không thoải mái khi sử dụng sản phẩm.
  • Vải dễ nhăn nên sau khi giặt bạn nên là ủi sản phẩm để đạt được tính thẩm mỹ cao nhất.
  • Vải thô lụa có độ cứng hơn hẳn so với các loại vải thông thường nên không phù hợp với những mẫu sản phẩm cần sự mềm mại, bay bổng.

Các ứng dụng cơ bản của vải thô lụa

Vải thô lụa hiện nay được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Vải được sử dụng để thiết kế các trang phục thời trang đẳng cấp mang đến sự thoải mái, sang trọng cho người sử dụng
  • Vải được sử dụng làm nguyên liệu chính cho việc thiết kế, sản xuất những món phụ kiện thời trang độc, lạ như: túi xách, vòng cổ, mũ…
  • Vải thô lụa còn được sử dụng để trang trí nhà ở như làm đồ bọc ga, gối hay các phụ kiện mới lạ, thu hút

Vải thô lụa có độ sáng bóng và bền màu hơn hẳn so với các loại vải thô thông thường

 

Cách phân biệt vải thô lụa với các loại vải thô khác

Vải thô bao gồm nhiều loại khác nhau như: thô mộc, thô lụa, thô cotton, thô đũi… Để có thể phân biệt được thô lụa với các loại vải thô khác bạn cần lưu ý các vấn đề cơ bản sau:

  • Vải thô lụa có độ sáng bóng và bền màu hơn hẳn so với các loại vải thô thông thường
  • Vải nhẹ, mát và được đánh giá cao về độ bền màu
  • Thô lụa thường không dễ bị nhăn nhàu như thô cotton hay thô đũi
  • Độ dày của thô lụa thấp hơn so với vải thô thông thường
  • Vải có độ rủ cao nên phù hợp để may các loại trang phục nữ tính

Để đảm bảo mua được vải thô có chất lượng cao, đúng tiêu chuẩn trước khi mua bạn nên thử độ co giãn, và độ nhăn của vải bằng các cách sau: vò nhẹ vải, kéo vải 4 chiều xem có co giãn không?.. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn các đơn vị cung cấp sản phẩm uy tín để có thể sở hữu những mẫu vải thô lụa đẹp, chất lượng với mức giá hợp lý nhất.

Bạn có thể giặt vải lụa thô bằng tay hoặc bằng máy do vải có độ bền cao, khả năng giữ màu tốt

 

Cách giặt và bảo quản thô lụa

Để giặt và bảo quản thô lụa tốt nhất người dùng cần chú ý các vấn đề sau:

  • Bạn có thể giặt vải lụa thô bằng tay hoặc bằng máy do vải có độ bền cao, khả năng giữ màu tốt
  • Người dùng nên sử dụng sản phẩm bột giặt trung tính để giặt các trang phục bằng vải thô . Bạn tránh giặt vải bằng các loại bột giặt có khả năng tẩy rửa mạnh vì sẽ gây ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm.
  • Trước khi giặt bạn nên giũ sạch vải thô để tránh hiện tượng bụi bẩn, các tạp chất dính trên vải không thể loại bỏ được.
  • Phơi vải thô lụa ở những nơi thoáng mát, đủ nhiệt và gió để vải khô nhanh tuy nhiên không nên phơi vải ở nơi có ánh nắng trực tiếp
  • Trước khi phơi nên giũ nhẹ để hạn chế độ nhăn nhàu của sản phẩm.
  • Bạn không nên để vải thô ở nơi có nhiệt độ cao, ánh nắng trực tiếp

 

Vải thô lụa là chất liệu sang trọng, đẳng cấp

Trên đây là các thông tin cơ bản về vải thô lụa khách hàng có thể tham khảo. Với chất liệu mềm mại, thoáng mát cùng khả năng thấm hút mồ hôi tốt sản phẩm là sự lựa chọn hoàn hảo cho các thiết kế thời trang hiện đại, cao cấp. Liên hệ với công ty in vải 3D Thiện Linh để có những sản phẩm tốt nhất, ấn tượng nhất với giá thành ưu đãi

 

 

Feedback

Chat Zalo