Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

1001+ Các kiến thức về vải jean thun bạn nhất định nên bỏ túi

quanly 4106 lượt xem

Nếu bạn muốn theo đuổi phong cách thời trang năng động, trẻ trung nhưng vẫn đơn giản, thoải mái thì chắc chắn vải jean thun chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Mặc dù đã được ra đời từ rất lâu nhưng loại vải này vẫn mang đến sức hút mãnh liệt đối với những người đam mê thời trang. Vậy nguồn gốc, đặc điểm của loại vải này là gì? Tham khảo bài chia sẻ dưới đây để tìm hiểu các kiến thức cơ bản nhất về loại vải này.

Vải jean thun là mẫu vải được nhiều người yêu thích sử dụng

Vải jean thun là gì?

Mặc dù được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua nhưng có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu thế nào là vải jean thun. Đây là vải thun denim và nhìn bề ngoài của loại vải này không khác gì so với vải jean. Tuy nhiên vải thun jean có thể may đồ cho trẻ em, phụ nữ vì chất mềm, co giãn, mát mẻ  và thoải mái hơn vải jean.

Đặc biệt, các sản phẩm may từ vải  thun jean sẽ tôn dáng hơn so với vải jean thông thường. Vải jean thun được cấu tạo bởi 3 loại sợi cơ bản đó là sợi cotton, sợi polyester và sợi spandex. Để giúp vải tăng độ mềm mại, khả năng co giãn nhưng vẫn đảm bảo độ cứng cáp thì thành phần sợi spandex trong loại vải này chỉ chiếm từ 1% đến 3%.

Vải jean thun được cấu tạo bởi 3 loại sợi cơ bản đó là sợi cotton, sợi polyester và sợi spandex.

 

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải jean thun

Vào năm 1958, viện  nghiên cứu DuPont Waynesboro, Virginia đã nghiên cứu và phát triển thành công loại vải sợi tổng hợp co giãn tốt, có độ bền cao như vải spandex, Lycra, Elastane…Sự ra đời của loại vải này đã tạo nên bước ngoặt làm thay đổi ngành công nghiệp thời trang thế giới.

Đến năm 1978, nhà thiết kế Peter Gold đã chọn loại vải denim được dệt từ sợi cotton pha với vải sợi tổng hợp co giãn của Nhật Bản. Chiếc quần jean co giãn đầu tiên được sản xuất từ loại vải Stretch denim đầu tiên được ra đời và tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới. Nhiều hãng thời trang nổi tiếng hàng đầu thế giới đã chạy theo trào lưu này như: Levi’s, Gloria Vanderbilt, Jordache, Calvin Klein… Sau đó, các mẫu vải denim này đã được phổ biến rộng rãi trên thị trường và được ngành công nghiệp thời trang vô cùng yêu thích.

Quy trình sản xuất vải jean thun

Mỗi loại vải khác nhau sẽ có quy trình sản xuất khác nhau. Đối với vải  vải jean thun quy trình sản xuất gồm có 3 bước cơ bản sau:

Kéo sợi

Người ta thu hoạch quả bông của các cây bông vải về rồi đánh tung và làm sạch theo quy trình thủ công. Sau đó, bông được thu về dưới dạng tấm phẳng và kéo thành những sợi thô đồng đều và đánh thành ống. Để giúp vải đạt được độ trơn, bền,người ta thường nhúng sợi vải bông vừa kéo qua lớp hồ keo tạo thành một lớp màng mỏng bao phủ xung quanh.

Sợi thô được đưa vào dệt bằng máy theo kiểu kết hợp giữa sợi ngang và sợi dọc.

Dệt vải và xử lý hóa chất

Sợi thô được đưa vào dệt bằng máy theo kiểu kết hợp giữa sợi ngang và sợi dọc. Sau khi dệt, để tách hồ keo và các tạp chất các đơn vị đã nấu vải trong môi trường nhiệt độ và áp suất cao. Tiếp theo vải được làm bóng để tăng khả năng thấm nước và bắt màu nhuộm. Trước khi thực hiện công đoạn tiếp theo vải sẽ được tẩy trắng để mất đi màu tự nhiên vốn có của vải.

Nhuộm và làm sạch vải

Sau khi vải được dệt và xử lý hóa chất các đơn vị sẽ tiến hành nhuộm vải  vải jean thun. Vải được nhuộm bằng thuốc nhuộm kết hợp với các phụ gia hữu cơ vì thế có độ bền màu cao. Công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất loại vải này đó là giặt vải. Vải sẽ được giặt nhiều lần để làm mềm vải, loại bỏ hóa chất, bụi bẩn đồng thời khiến vải bền màu hơn.

Vải sẽ được giặt nhiều lần để làm mềm vải, loại bỏ hóa chất, bụi bẩn đồng thời khiến vải bền màu hơn.

 

 

 

 

Một số loại  vải jean thun phổ biến nhất hiện nay

Việc phân loại vải jean thun dựa trên tỷ lệ pha sợi tổng hợp của từng loại:

  • Vải jean thun pha 1% sợi tổng hợp: Đây là vải có độ co giãn nhẹ, phom dáng chuẩn thường được các nhà thiết kế sử dụng để may quần jean nam
  • Vải jean thun pha sợi tổng hợp 2%: Loại vải này có độ co giãn vừa phải, vừa ôm cơ thể vừa phải vừa mang đến sự quyến rũ, mềm mại. Loại vải này thường được sử dụng để may quần jean nữ.
  • Vải jean thun pha sợi tổng hợp 3% đến 4%: Đây là loại vải thun jean có độ pha sợi tổng hợp lớn nhất. Vải có độ co giãn cao, mềm mại, ôm sát cơ thể nhưng vẫn cho cảm giác dễ chịu, thoải mái. Vải có thể dùng để may quần áo trẻ em, phụ nữ, những người có da nhạy cảm.

Những đặc tính cơ bản của vải jean thun

Vải thun jean là loại vải có các đặc tính nổi bật sau:

  • Vải thun jean có độ dày và độ bền cao hơn so với các loại vải thông thường trên thị trường
  • Vải có màu sắc tương tự như vải jean
  • Bề mặt vải không mướt mịn mà có độ nhám nhẹ
  • Vải có độ co giãn tốt, chắc chắn, có thể may các loại trang phục ôm sát cơ thể nhưng vẫn có được sự thoải mái

Vải jean thun có độ co giãn tốt, mềm mại, thoải mái khi sử dụng

Ưu và nhược điểm của  vải jean thun

Không phải ngẫu nhiên những mẫu vải thun jean được giới mộ điệu yêu thích và đánh giá cao. Nguyên nhân là do các ưu điểm vượt trội mà nó mang đến cho người dùng.

Ưu điểm

  • Vải có độ bền cao. Nếu bạn làm việc nặng nhọc, thường xuyên phải vận động mạnh hay lao động bên ngoài môi trường khắc nghiệt thì đây là loại vải phù hợp nhất. Bạn không cần phải lo lắng trang phục bị rách hỏng trong một thời gian dài nếu được may bằng chất liệu jean thun.
  • Vải mang đến cho người dùng sự thoải mái tuyệt vời: Do vải được làm bằng chất liệu chính là sợi tự nhiên nên độ thấm hút mồ hôi tốt.Vải có độ co giãn cao lại vô cùng mềm mại nên bạn sẽ cảm thấy vô cùng dễ chịu, thoải mái khi diện những trang phục bằng loại vải này.
  • Vải tạo nên phong cách thời trang cá tính, khỏe khoắn nhưng vô cùng dễ thương cho người mặc. Bạn có thể may những mẫu quần bó sát, những chiếc váy xòe hay váy yếm từ chất liệu “ thần thánh” này để làm hoàn hảo thêm phong cách trẻ trung, khỏe khoắn của mình.
  • Vải dễ dàng bảo quản và sử dụng: Không dễ bị nhăn, nhàu, vì thế vải thun jean là loại vải có thể dễ dàng sử dụng và bảo quản. Bên cạnh đó, loại vải này còn có thể giặt máy hoặc giặt tay nên người dùng có thể linh động hơn trong quá trình sử dụng.

Vải dễ dàng bảo quản và sử dụng

Nhược điểm

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội thì loại vải jean thun này cũng tồn tại một số hạn chế như:

  • Vải jean thun là loại vải không có độ co giãn tốt như các loại vải khác trên thị trường.
  • Vải thường có màu sắc hạn chế, không đa dạng, phong phú như các loại vải khác. Đặc biệt, loại vải này có khả năng giữ màu hạn chế, dễ bạc màu sau một thời gian sử dụng.
  • Vải jean thun có mức phí cao nhất so với các mẫu vải jean thông thuồng.

 

Các ứng dụng cơ bản của vải jean thun

Vải thun jean được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống trong đó phổ biến nhất là ngành công nghiệp thời trang. Dưới sự sáng tạo và biến tấu không ngừng các nhà thiết kế đã tung ra thị trường nhiều mẫu trang phục từ loại vải đặc biệt này:

  • Quần áo nam giới được may bằng vải jean thun thể hiện sự phá cách, thoải mái. Thay vì sự cứng cáp, khó chịu, vải thun jean mang đến cảm giác thoải mái, tiện ích hơn rất nhiều. Những ngày hè oi nóng thì những sản ohaamr thời trang từ loại vải này sẽ rất được quý ông yêu thích.
  • Quần áo phụ nữ: Khác với nam giới, nữ giới sẽ ưa chuộng và sử dụng vải jean thun nhiều hơn. Tuy nhiên, vải thun jean của nữ sẽ có tỷ lệ pha sợi tổng hợp cao hơn để tăng độ co giãn và mềm mại/
  • Quần áp trẻ em: Ngoài quần áo dành cho người lớn thì vải jean thun còn có thể sử dụng để may quần áo trẻ em. Những chất liệu vải jean thun có pha từ 3% đến 4% sợi tổng hợp với độ co giãn và mềm mại cao sẽ phù hợp với làn da và đặc điểm hoạt động của trẻ.

Vải được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống

Ngoài việc may quần áo thời trang cho mọi lứa tuổi để tạo nên phong cách cá tính, trẻ trung thì vải jean thun còn có thể sử dụng để làm các món phụ kiện như mũ, túi xách, vòng vải jean… Đặc biệt, một số đơn vị thiết kế còn sử dụng loại vải này để trang trí nội thất, tạo nên không gian vô cùng ấn tượng.

Các phân biệt vải jean thun và vải thun cotton

Vải jean thun và vải jean cotton là hai loại vải jean thường thấy trên thị trường hiện nay. Mặc dù có màu sắc tương đối giống nhau nhưng hai loại vải này có đặc tính khác nhau.Để phân biệt hai loại vải này bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Vải jean cotton thường có độ dày lớn hơn so với vải jean thun
  • Khi sờ tay lên bề mặt vải chất liệu jean thun sẽ mát, mịn và nhẹ hơn so với jean cotton
  • Khi kéo nhẹ hai loại vải này bạn sẽ thấy vải jean cotton có khả năng đàn hồi kém hơn so với vải jean cotton

 

Cách giặt và bảo quản vải jean thun

Muốn vải đạt được độ bền cao, giữ màu tốt và luôn đạt được tính thẩm mỹ tốt nhất thì người dùng cần phải biết cách giặt và bảo quản vải khoa học.

Cách giặt vải thun

Khi giặt vải thun bạn nên hạn chế giặt máy mà nên giặt tay để giữ được màu và độ bền sản phẩm. Nếu bạn quá bận rộn bạn có thể giặt máy nhưng nên chọn chế độ nhẹ nhàng, không sử dụng nước nóng hoặc ngâm sản phẩm quá lâu trước khi giặt.

Bên cạnh đó, bạn nên giặt đồ may bằng vải jean thun riêng với các loại vải khác hoặc không dùng các chất tẩy rửa mạnh để giặt sản phẩm. Đặc biệt, sau khi giặt xong bạn nên phơi mặt trái vải và không phơi dưới ánh nắng gắt.

Bạn không nên giặt vải thun bằng nước nóng hay các chất tẩy rửa mạnh

Cách bảo quản đồ thun

Để giữ màu của các món đồ thun jean người ta thường ngâm sản phẩm trong nước muối mặn từ 3 đến 4 tiếng. Điều này sẽ giúp sản phẩm giữ màu tốt. Bảo quản đồ jean thun trong môi trường khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao.

Trên đây là các kiến thức cơ bản về vải jean thun bạn có thể tham khảo. Với độ mềm mại, thoải mái cùng sự mạnh mẽ, phá cách, đây là loại vải mang đến cho bạn phong cách thời trang vô cùng cá tính, khỏe khoắn. Sử dụng chất liệu vải độc đáo này bạn sẽ trở lên nổi bật và thời thượng hơn rất nhiều.

>>>> Tìm hiểu thêm: Vải jeans là gì?

Feedback

Chat Zalo