Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Tổng hợp những thông tin mới nhất về vải Cotton lụa

quanly 3888 lượt xem

Vải Cotton lụa là gì? Ưu nhược điểm của chúng ra sao mà lại được ứng dụng rộng rãi như vậy trong cuộc sống hiện nay? Hẳn bạn đã từng sử dụng rất nhiều sản phẩm làm từ vải Cotton, cũng được sử dụng các loại vải lụa cao cấp nhưng có lẽ sự kết hợp giữa Cotton và lụa lại có vẻ mới mẻ với nhiều người hiện nay. Cùng khám phá những điều thú vị về chất vải này trong bài chia sẻ bên dưới đây.

Xem thêm: Vải cotton satin là gì

Vải Cotton lụa là gì?

Vải cotton lụa nguyên bản

Vải Cotton lụa được đánh giá là chất vải đẹp và ngày càng được ưa chuộng rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp các nơi trên địa cầu. Vải Cotton lụa chính là chất vải tổng hợp – Một sự kết hợp hoàn mỹ giữa cotton thiên nhiên cùng sợi tơ tằm thượng hạng nhất.

Đây là loại vải phiên bản rẻ hơn tương đối so với tơ lụa và so với các loại tơ tằm cao cấp, thuần túy thì nó cũng có giá thành rẻ hơn rất nhiều. Vải Cotton lụa cũng là một chất liệu cao cấp, mang đến những đặc tính khác lạ và là chất liệu “con cưng” của nhiều nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới.

Tùy theo mục đích của từng nhà sản xuất mà vải Cotton lụa lại có công thức pha trộn khác nhau. Thường tỷ lệ vàng cho chất vải này là lụa 10% và cotton 90%.. Vì tỷ lệ này sẽ cho ra đời loại vải vừa thoáng mát vừa phù hợp với thời tiết, khí hậu của nước ta.

Nếu bạn yêu thích chất liệu tơ tằm cao cấp nhưng giá thành vượt quá mức chi tiêu của mình thì hãy chọn vải Cotton lụa. Chúng xứng đáng để bạn có được chất vải xịn như mong muốn.

Nguồn gốc sâu xa của vải Cotton lụa

Loại vải này có nguồn gốc từ đâu?

Vải Cotton lụa thực chất có nhiều đặc tính của Cotton hơn so với lụa. Chính vì thế, cùng tìm hiểu cụ thể hơn về nguồn gốc của loại vải này để có thể hiểu rõ hơn bản chất của sợi vải khi sử dụng.

Từ thời cổ xưa, cây bông đã đóng vai trò khá quan trọng trong lịch sử phát triển của nhiều quốc gia chẳng hạn như Anh, Hoa Kỳ, Ấn Độ,… Đây là loại cây trồng đồng thời cũng là một món hàng có lời cho sự phát triển kinh tế của họ.

Người ta không biết vải cotton xuất hiện từ bao giờ những những nhà khoa học của Mexico đã tìm thấy nhiều mảnh vải chất Cotton ở bên trong những hang động và được chứng minh chúng đã có ít nhất 7000 năm tuổi. Những cây bông được trồng và kéo thành sợi dệt vải cotton từ 3000 năm TCN tại thung lũng sông Indus ở Pakistan. Cũng vào thời điểm đó, nhiều người dân bản địa ở thung lũng sông Nile của Ai Cập đã biết sử dụng quần áo làm từ vải cotton.

Nơi mà người dân biết đến sợi Cotton để làm quần áo ở Ai Cập

Nhiều thương nhân Ả Rập đã đưa vải cotton sang châu Âu cùng khoảng thời gian Columbus phát hiện ra Mỹ năm 1492 và đến năm 1500 thì chất vải này được biết đến rộng rãi toàn cầu.

Sợi bông được quay bằng máy lần đầu tiên năm 1730 với hiệu suất tốt gấp 10 lần so với dệt tay thông thường. Sau một quá trình dài phát triển của nhân loại cũng như không ngừng cải tiến chất lượng máy dệt mà vải cotton lụa ngày càng được ứng dụng và đủ cung cấp cho toàn quá trình phát triển của ngành công nghiệp dệt may thế giới.

Quá trình sản xuất

Quy trình bước đầu sản xuất sợi vải cotton

Tổng hợp các bước trong quá trình sản xuất ra loại vải Cotton lụa:

Bước 1: Thu hoạch xơ bông sau trồng, tiến hành phân loại

Khi cây bông ra hoa vào tháng 11 đến tháng 12 trong năm đó thì công đoạn thu hoạch sẽ được chia đều ra 3 giai đoạn gồm: Thu hoạch đợt 1 khi có 5 tới 6 quả bông ở gốc đã nở bung. Thu đợt 2 sau đợt 1 từ 10 đến 15 ngày khi bông đang nằm ở tầng giữa của cây. Đợt thứ 3 và cũng là đợt cuối, thu gom toàn bộ những quả bông còn sót lại tại phần ngọn cây.

Khi đã thu hoạch xong, bạn sẽ chia ra các loại khác nhau đồng thời loại bỏ các bông chất lượng kém và đem phơi các xơ bông tốt tại khu vực thoáng mát và sạch sẽ.

Bước 2: Tinh chế xơ bông đã thu hoạch

Sau khi đã phơi xơ bông khô, nhà máy sẽ chuyển chúng về để xé xơ rồi làm sạch. Quá trình xé xơ bông sẽ tách xơ một cách nhẹ nhàng và không làm ảnh hưởng tới xơ đơn. Khi đã xé xong xơ bông, họ sẽ đưa vào lò hơi và nấu đồng thời lọc nhiều lần để loại bỏ các tạp chất.

Bước 3: Hòa tan rồi kéo sợi

Công suất chạy máy tốt hơn nhiều lần dệt tay

Khi đã tinh chế xơ bông xong thì chúng sẽ có dạng lỏng. Người ta sẽ hòa tan dạng chất lỏng này cùng một loại dung dịch đặc biệt và đưa vào máy kéo sợi. Chúng sẽ được ép qua các lỗ nhỏ và kéo dần dần thành sợi Cotton.

Bước 4: Dệt vải

Dệt vải Cotton sẽ có sự kết hợp giữa sợi ngang và sợi dọc với nhau. Ở công đoạn này, bề mặt tấm vải sẽ được người sản xuất làm bóng để làm nên những ưu điểm nổi trội của sợi vải như thấm hút tốt hay bắt màu nhuộm đẹp. Sau đó sợi cotton sẽ được đem đi tẩy trắng nhằm loại bỏ màu tự nhiên và tạo điều kiện nhuộm vải đạt hiệu quả cao hơn.

Bước 5: Pha trộn và nhuộm vải

Vải cotton sau đó được đem đi pha trộn, xử lý cùng các sợi tơ tằm để kết hợp tạo nên vải cotton lụa,…. cùng với việc nhuộm thuốc để tạo nên các màu sắc bắt mắt và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng. Cuối cùng là quá trình giặt vải để tách hết các hợp chất giúp làm mềm vải và tăng độ bền của vải cotton lụa.

Đặc tính của sợi vải

Chất vải sáng, bóng và mềm mịn

Vải Cotton lụa có vẻ ngoài sáng bóng, mịn màng và khi sử dụng người dùng sẽ cảm thấy sự thoải mái và dễ chịu đến bất ngờ. Không chỉ vậy, chất vải này còn có khả năng chống tĩnh điện (không dẫn điện tốt) nên rất an toàn khi sử dụng.

Bên cạnh đó, sợi vải vì được dệt hoàn toàn từ các nguyên liệu thiên nhiên nên khả năng hút ẩm, thoáng khí rất tốt. Có thể nói sợi vải này thực sự phù hợp với thời tiết nóng ẩm của Việt Nam.

Ngoài ra, chất vải còn bền bỉ nên các sản phẩm làm từ vải Cotton lụa đều được đánh giá cao.

Những ưu điểm và nhược điểm của vải Cotton lụa

Chống tĩnh điện cực tốt, giá rẻ tương đối so với lụa nguyên chất

Lý do chất vải này được yêu thích nhất thì không thể không kể đến các ưu điểm “lấn át” cả các điểm chưa tốt của chúng. Cụ thể:

Về ưu điểm

  • Tính thẩm mỹ cao: Bề mặt của vải Cotton lụa cực kỳ mịn màng, bóng bẩy tạo sự thoải mái và dễ chịu cho người dùng.
  • Chống tĩnh điện tốt: Có lẽ đây chính là ưu điểm giúp loại vải này leo lên top các loại vải dáng dùng nhất hiện nay.
  • Đáp ứng được nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt: Sợi vải này có thể thích nghi được nhiều loại thời tiết như nắng nóng hay đông lạnh. Khi sử dụng vào mùa hè, bạn sẽ cảm nhận được sự thoáng đãng và thoải mái. Còn mùa đông, chúng sẽ giúp bạn giữ ấm cực hiệu quả mà không gây cảm giác bí bách.
  • Giá thành hợp lý: So với các loại vải tơ lụa nguyên chất thì vải Cotton lụa sẽ có giá rẻ hơn tương đối mà chất lượng thì không hề kém cạnh so với vải dệt từ lụa tơ tằm.
  • Đậm chất vải cotton: Vì được dệt từ 90% sợi cotton nên loại vải này mang trong mình đủ các ưu điểm của sợi cotton như khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt, vải thoáng mát và có độ dày vừa phải. Các sản phẩm làm từ vải cotton lụa đem lại cho người sử dụng sự thoải mái, tinh tế và sang trọng.

Đậm chất cotton

  • Công đoạn bảo quản hay vệ sinh đều dễ dàng, thuận tiện: Với đặc điểm ít bám bụi bẩn nên việc giặt vải bằng tay hay bằng máy đều cực kỳ dễ dàng, tiết kiệm công sức mà không hề ảnh hưởng đến cấu trúc sợi vải.

Nhược điểm còn tồn tại

Dễ nhăn sau thời gian dài sử dụng

  • Không giữ được form dáng ban đầu sau một quá trình dài sử dụng. Vỉ chúng cũng có một chút hạn chế của vải cotton nên thường bị nhăn nhúm sau khi sử dụng, vò, giặt nhiều lần.
  • Độ bền không được cao như sợi vải nhân tạo bởi bản chất sợi vải này được dệt hoàn toàn từ các chất liệu thiên nhiên và thân thiện với môi trường, ít pha trộn hóa chất để kéo dài độ bền sợi vải.

Ứng dụng rộng rãi của vải Cotton lụa

Nhờ những đặc điểm nổi trội mà Cotton lụa được liệt kê vào các danh sách lựa chọn của nhiều nhà sản xuất hàng may mặc, nội thất và sản xuất chăn ga khắp thế giới. Cụ thể:

Trong lĩnh vực sản xuất chăn ga

Bộ chăn ga gối cotton lụa mềm mịn và đẳng cấp

Các sản phẩm chăn ga được làm từ Cotton lụa đem đến vẻ đẹp sang trọng và đồng thời mang đến một giấc ngủ ngon cho người sử dụng. Bởi lẽ chúng quá thoải mái và mềm mịn.

Về lĩnh vực trang trí nội thất

Trong việc trang trí nội thất, chất vải này được sử dụng để làm rèm cửa che nắng, khăn trải bàn hoặc bọc ghế… Người dùng sẽ có cảm giác ngôi nhà được nâng cấp hơn, để lại một ấn tượng khó quên mà không hề gây cảm giác nhức mắc hay ảnh hưởng đến thị giác người xem.

Trong lĩnh vực may mặc, thiết kế thời trang

Thời trang, cá tính và thoải mái

Nhờ những ưu điểm vượt trội của của sợi cotton, sự sáng bóng của vải lụa mà vải Cotton lụa ngày càng nhận được sự ưa thích của các nhà sản xuất quần áo thời trang cho nữ. Chất vải giúp tôn dáng người mặc, đồng thời cũng thể hiện được nét lịch sự, sang trọng và quý phái của phái đẹp.

Cotton lụa được yêu thích trong ngành thời trang không chỉ bởi cảm giác thoải mái, mềm mại khi khoác lên người, mà bởi vì chúng tạo được rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã và cực kỳ thích hợp với túi tiền của những cô nàng “ô mai” yêu và đam mê các bộ cánh thướt tha, dịu dàng và nhẹ nhàng.

Làm sao để bảo quản các sản phẩm từ vải Cotton lụa tốt nhất?

Bảo quản chất vải này ra sao để chất vải bền bỉ theo thời gian

Dù chất vải này có bền bỉ hay đẹp tới đâu mà chúng ta không biết cách vệ sinh cũng như bảo quản thì chúng cũng sẽ rất dễ bị phai màu theo thời gian. Dưới đây là một số cách bảo quản các sản phẩm được làm từ sợi này để các bạn có thể tham khảo cho bản thân:

  • Không được phép sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để tẩy các vết ố, vết bẩn cứng đầu vì chúng sẽ phá vỡ cấu trúc sợi vải và khiến chúng trở nên mủn nát.
  • Tránh ngâm trong xà phòng quá lâu vì sợi vải sẽ bị bạc màu.
  • Nếu là đồ tối màu thì nên giặt riêng với các đồ màu trắng. Bởi lẽ nếu bạn giặt chung, chúng sẽ phai màu và làm hỏng toàn bộ đồ của bạn.
  • Khi phơi đồ, bạn nên phơi dưới ánh nắng mặt trời của buổi sáng, có gió để giảm nguy cơ vải bị co rút và hỏng nhanh.

Trên đây là một số các thông tin chính về sợi vải Cotton lụa đang thu hút người dùng hiện nay trên toàn thế giới, đặc biệt là người tiêu dùng Việt. Chất vải không chỉ đẹp, bắt mắt mà còn đem lại sự thoải mái và khô thoáng cho người sử dụng. Hy vọng qua bài viết trên, chúng ta đã có thêm nhiều lựa chọn mới cho các sản phẩm may mặc của bản thân cũng như phân biệt được đâu là sợi vải Cotton lụa và đâu là hàng kém chất lượng.

 

 

 

 

 

Feedback

Chat Zalo