Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Bật mí những điều nhất định cần biết về vải cotton satin

quanly 5027 lượt xem

Vải cotton satin được biết đến là chất liệu vải được ứng dụng rất nhiều trong ngành may mặc. Bởi chúng có nhiều đặc tính nổi bật cũng như tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nhiều người không biết loại vải này có đặc điểm và những công dụng gì? Vậy hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Xem thêm: Vải lụa cotton là gì?

Vải cotton satin là gì?

Vải cotton satin được biết đến là loại vải được làm từ sợi cây bông được xử lý qua một số hóa chất. Để tạo ra loại vải này, người ta đã sử dụng phương pháp dệt sao cho sợi ngang luồn xuống dưới sợi dọc tiếp đến lại đè lên hai sợi dọc. Tiến trình dệt cứ như vậy cho đến hết. Nhờ cách dệt này mà vải cotton satin có độ thông thoáng và có khả năng hút ẩm tốt hơn các loại vải truyền thống.

Cotton satin là một dạng vải cotton có cách dệt giống vải satin

Bên cạnh đó, thành phần cấu tạo của cotton satin cũng giống như các loại vải cotton khác. Tuy nhiên, loại vải này lại có mật độ sợi nhỏ hơn nhiều. Điều này cộng với cách dệt ngang dọc ít liên kết tạo ra bề mặt vải vô cùng láng bóng, mềm mịn. Nhờ vậy mà loại vải này được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải cotton satin

Vào thời trung cổ cách thời đại của chúng ta khoảng 2000 năm về trước, chất vải cotton satin đã được ra đời. Lúc bấy giờ, những người phụ nữ đã dệt nên chất vải này nhờ thành phần chính là tơ tằm. Bởi tơ tằm thời đó được trồng rất rộng rãi và thu hoạch được rất nhiều. Tuy nhiên, cotton satin thời đó chỉ được sử dụng để may trang phục cho các tầng lớp quý tộc.

Đến thời điểm thế kỷ thứ 12, Ý là nước đầu tiên sử dụng cotton satin để may trang phục. Vào thế kỷ 14, chất liệu này mới được sử dụng phổ biến trên toàn châu Âu. Tại châu Á, loại vải này xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc và sau đó cũng lan ra các nước lân cận trong đó có Việt Nam.

Kể từ những năm cuối thế kỷ 19, loại vải này không chỉ sử dụng cho giới thượng lưu nữa mà được dùng rộng rãi trong ngành may mặc. Hiện nay, bạn có thể dễ dàng bắt gặp chất liệu này ở rất nhiều nơi.

Quy trình sản xuất vải cotton satin

Vải cotton satin được sản xuất theo quy trình sau đây:

Bước 1: Thu hoạch bông và tiến hành phân loại

Vào tháng 11 và 12 hằng năm, cây bông sẽ nở hoa. Lúc này việc thu hoạch xơ bông sẽ được chia thành các giai đoạn như sau:

  • Đợt 1: Thu hoạch khoảng 5 đến 6 bông ở gốc đã nở tung
  • Đợt 2: thu hoạch bông ở tầng giữa. Đợt 2 sẽ cách đợt 1 từ 10 đến 15 ngày
  • Đợt cuối cùng: thu hoạch các sợi bông còn sót lại ở trên ngọn.

Tiến hành thu hoạch bông và phân loại

Bông sau khi thu hoạch sẽ được phân loại để loại bỏ đi những phần kém chất lượng. Phần còn lại sẽ được phơi khô ở nơi thoáng mát và sạch sẽ.

Bước 2: Xử lý xơ bông

Sau khi đã phơi khô, xơ bông sẽ được chuyển về các nhà máy để thực hiện xé xơ và làm sạch lại lần nữa. Quá trình xé xơ phải được thực hiện nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng. Xơ sau khi đã được xé tơi sẽ được cho vào lò hơi nấu và lọc đi lọc lại nhiều lần để loại bỏ các tạp chất.

Xơ bông sẽ được tinh chế và làm sạch lại lần nữa

Bước 3: Thực hiện kéo sợi

Sau khi nấu thì xơ bông sẽ chuyển sang dạng lỏng và được hòa cùng với một loại dung dịch đặc biệt. Hỗn hợp này sau đó sẽ được đưa vào máy kéo sợi và được ép qua các lỗ nhỏ. Lúc này, sợi sẽ được kéo duỗi ra tạo thành các sợi cotton.

Bước 4: Dệt thành vải cotton satin

Các sợi cotton sẽ được chuyển qua quá trình dệt với sự đan xen của các sợi ngang và dọc. Để có thể tạo ra vải cotton satin thì các sợi cotton sẽ dệt theo cách các sợi ngang luồn dưới một sợi dọc và sau đó lại đè lên ít nhất hai sợi dọc tiếp theo. Các sợi bông kết hợp với cách dệt satin đã tạo ra loại vải có độ thấm hút mồ hôi, thông thoáng gấp đôi các loại vải cotton thông thường.

Vải cotton satin được dệt từ các sợi cotton đã được kéo

Bước 5:Tiến hành nhuộm màu

Vải cotton satin sau khi được dệt xong sẽ được chuyển sang giai đoạn nhuộm vải. Thuốc nhuộm sẽ kết hợp với một số chất hóa học khác để giúp vải dễ bắt màu và giữ được độ bền màu theo thời gian. Vải sau khi nhuộm có màu sắc tươi sáng, ít bị phai màu trong suốt quá trình sử dụng.

Cuối cùng, sau khi nhuộm xong vải sẽ được chuyển sang quá trình giặt. Bước này giúp vải có thể tách được hết các hợp chất đồng thời làm mềm vải.

Ưu nhược điểm của vải cotton satin

Vải cotton satin cũng như các loại vải khác đều có ưu nhược điểm:

Ưu điểm của vải cotton satin

Vải cotton satin có rất nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Vải có khả năng thấm mồ hôi rất tốt nhờ các đặc tính của sợi bông tự nhiên kết hợp với kiểu dệt satin.
  • Cotton satin có mật độ sợi ít hơn so với cotton thường nên có độ mỏng nhẹ và rất mềm mại. Nhờ vậy mà nó rất thoáng khí, dễ phơi khô và không bị nấm mốc khi gặp môi trường ẩm.
  • Bề mặt vải có độ bóng láng nên có tính thẩm mỹ rất cao
  • Vào lúc thời tiết hanh khô, vải không bị hiện tượng tĩnh điện và cách điện rất tốt.
  • Loại vải này có thể sử dụng ở mọi điều kiện thời tiết khác nhau.
  • Vải không bị nhăn hoặc nhàu khi giặt bằng tay
  • Cotton satin cũng được làm hoàn toàn từ sợi bông tự nhiên nên rất an toàn với sức khỏe con người và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, làn da của bạn sẽ được bảo vệ và không bị kích ứng khi tiếp xúc trong thời gian dài.

Vải cotton satin có rất nhiều ưu điểm vượt trội

Nhược điểm của vải cotton Satin

Bên cạnh các ưu điểm nổi trội thì vải cotton satin cũng có một số nhược điểm. Loại vải này cần phải có công nghệ cao mới có thể xử lý tốt để không bị phai màu và không bị rách sau thời gian sử dụng. Vì vậy, người may cần phải có kỹ thuật cao để vải không bị hư hại khi tạo kiểu.

Loại vải này bạn cần phải giặt giũ nhẹ nhàng nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng. Đặc biệt, cotton satin là loại vải chỉ bóng ở một mặt, còn một mặt nhám. Điều này sẽ khiến việc thiết kế trở nên hạn chế.

Phân biệt vải cotton satin và cotton thông thường

Cotton satin cũng là một dạng vải cotton nhưng vẫn có những điểm giống và khác nhau so với các loại vải cotton thông thường.

+Điểm giống nhau: cả hai loại vải đều được làm từ thành phần chủ yếu là sợi bông tự nhiên. Vì vậy, cả hai đều mang những đặc trưng của vải cotton.

Vải cotton satin có điểm giống cũng như khác nhau so với vải cotton thông thường

+Điểm khác nhau:

  • Vải cotton satin có độ bóng hơn vải cotton. Bởi cotton satin được dệt theo phương pháp satin nên có một mặt bóng và một mặt thô ở dưới. Còn vải cotton thì thô cứng và bị nhăn khi vò nhẹ.
  • Chiều dài sợi dệt: vải cotton satin yêu cầu sợi cotton phải có sợi dài thì mới dệt được. Còn vải cotton thường thì được dệt từ sợi dài ngắn lẫn lộn với nhau.
  • Giá thành: cotton satin có chất lượng cao hơn, đòi hỏi chất lượng sợi cotton dài đều nên giá thành sẽ cao hơn vải cotton.

Ứng dụng của vải cotton Satin trong đời sống

Nhờ những ưu điểm nổi bật mà vải cotton được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực may mặc:

  • Sử dụng làm ga trải giường, gối nệm: các bộ chăn ga gối được làm từ vải cotton satin tạo cảm giác thoáng mát dễ chịu đem lại giấc ngủ ngon. Đặc biệt, chất liệu này thấm hút mồ hôi nên không bị mốc sau thời gian sử dụng.

Vải cotton satin được ứng dụng để làm vỏ ga, chăn và gối

  • Sử dụng để may đồ thời trang cho nữ: chất vải có độ sáng bóng, mềm mại nên rất phù hợp để may quần áo cho nữ. Người mặc sẽ được tôn dáng và tạo nên nét sang trọng, quý phái.
  • Sử dụng để may giày múa ba lê, giày thời trang và một số loại túi xách. Bên cạnh đó, loại vải này còn được sử dụng để tạo nên các phụ kiện như mũ, khăn. Độ bóng của vải tạo cho phái nữ vẻ đẹp sang trọng, nhẹ nhàng.

Cách bảo quản các sản phẩm làm từ vải cotton satin

Hiện nay, vải cotton satin được sử dụng cho rất nhiều đồ trong ngành may mặc. Vì vậy, bạn cần phải biết bảo quản sao cho đúng cách để có thể sử dụng được lâu dài:

  • Các sản phẩm bằng vải cotton satin nên giặt máy ở chế độ giặt có mức thấp nhất. Nhưng tốt nhất bạn nên giặt bằng tay để tránh vải bị kéo như khi giặt máy. Điều này sẽ giúp vải được bền lâu và không bị rách.
  • Các chất tẩy rửa bạn không nên đổ trực tiếp lên vải sẽ khiến màu bị loang lổ và làm hỏng liên kết của vải. Bạn nên pha loãng bột giặt với nước, khuấy cho tan hết rồi mới giặt.
  • Không nên giặt với nước nóng quá 40 độ: các sản phẩm làm từ cotton satin khi gặp nước nóng sẽ bị giãn, chảy nhão và mất dáng quần áo ban đầu.
  • Không nên phơi ngoài trời nắng gắt: quần áo của bạn sẽ nhanh phai màu. Vì vậy, bạn nên phơi ở nơi thoáng mát có gió tự nhiên để quần áo nhanh khô mà không hại đến chất lượng vải.
  • Khi phơi bạn nên chú ý lộn trái quần áo, vỏ chăn, vỏ gối để không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên bề mặt.
  • Khi là ủi bạn nên chọn mức nhiệt độ thấp để bảo quản tốt nhất bề mặt vải cotton satin. Tránh các sợi vải bị mất liên kết và dễ rách, giảm độ bền.
  • Đối với các bộ chăn ga hay quần áo không sử dụng nữa thì bạn nên giặt sạch sẽ, phơi khô và cất vào nơi khô ráo. Có thể, bạn gấp gọn và cho vào trong một lớp vải hoặc túi bóng dày để tránh mối mọt hại đến vải.

Trên đây là một vài thông tin về vải cotton satin. Hy vọng rằng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về loại vải này. Loại vải nào cũng sẽ có nhược điểm nên bạn cần phải nắm kỹ cách giặt và bảo quản để giúp các sản phẩm dùng được bền lâu theo thời gian.        

Feedback

Chat Zalo