Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Vải voan là gì? Đặc điểm chất liệu và quy trình sản xuất nên những tấm vải

Lê Hồng Vân 5695 lượt xem

Vải voan – loại vải được dùng thường xuyên trong mùa hè được khá nhiều người tiêu dùng yêu thích. Loại vải mang đến cảm giác thông thoáng, nhẹ, đa dạng màu sắc…cùng nhiều ưu điểm nổi bật khác. Ngày nay, chúng được ứng dụng trong may mặc, rèm cửa…. Vậy đây là loại vải nào, ưu nhược điểm của chúng ra sao, tất cả sẽ được tổng hợp một cách đầy đủ và chi tiết nhất dưới đây!

Vải voan là gì?

Vải voan là loại vải được làm ra từ những sợi vải nhân tạo, nhưng lại tạo cho người mặc những cảm giác giống như sợi vải tự nhiên rất mềm mại, nhẹ nhàng. Vải voan còn có tên gọi khác mà nhiều người không biết là Chiffon, chất liệu được dùng chủ yêu để may mặc, thời trang, cuộc sống,.. và đáp ứng những nhu cầu khác của người dùng.

Vải voan là gì?

Vải voan là gì? Đặc điểm chất liệu và quy trình sản xuất nên những tấm vải

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải voan

Vải voan theo tiếng Pháp gọi là Volie. Chất liệu đầu tiên tạo nên những tấm vải này là từ lụa. Về sau để giảm giá thành cũng như cho loại vải này phổ biến hơn ngoài thị trường, công đoạn sản xuất cũng nhanh hơn, chúng được dệt bằng cotton. Do đó chúng vẫn giữ được sự mềm mại của vải lụa mà không quá đắt. Vì vậy, ngày nay vải voan được lựa chọn sử dụng khá phổ biến trong ngành may mặc.

Đến năm 1938 thì vải voan nylon được ra đời đánh dấu bước ngoặt lớn của một chất liệu được nhiều người yêu thích. Đến mãi năm 1958 thì các nhà nghiên cứu vải đã cho ra đời loại vải voan Polyeser và chúng bắt đầu được phổ biến rộng rãi hơn thị trường. Giá thành của chất liệu này rẻ hơn, sản xuất nhanh hơn và đáp ứng được nhiều mẫu mã, kiểu dáng cho nhu cầu của người dùng.

Quy trình sản xuất của vải voan

Các sợi ngang và dọc Polyeser được chọn lọc vô cùng kỹ lưỡng, nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm khi thành phẩm là tuyệt vời nhất. Sau đó, chúng sẽ được đem đi sơ chế trên dây chuyền công nghệ hiện đại cao. Những sợi vải được dệt lại với nhau bằng thiết bị tạo thành những vải voan mềm mịn, nhẹ nhàng.

Tiếp đó, những tấm vải được đặt trên một bề mặt phẳng trơn để các sợi vải liên kết với nhau chặt chẽ hơn tăng thêm độ hoàn hảo và độ bền cho vải voan. Hai tấm giấy được dùng để kẹp và giữ được độ phẳng của vải voan, rồi cắt chúng thành từng cuộn khác nhau. Lúc này những tấm vảo voan đã hoàn thành và có thể được đem đi thiết kế hoặc bán vải thô ra ngoài thị trường.

Các loại vải voan phổ biến hiện nay

Thị trường hiện nay có nhiều loại vải voan khác nhau để người dùng có thể tin tưởng, lựa chọn tùy theo nhu cầu sử dụng của bản thân. Một số loại vải nổi bật được liệt kê như:

Voan xốp

Đây là loại vải voan được nhiều người sử dụng để may áo, vì chất liệu vải khá nhẹ giống như xốp lại rất dễ dàng trong công đoạn thiết kế mẫu váy áo. Đồng thời vải voan xốp có mức giá tương đối phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

các loại vải voan

Vải voan có nguồn gốc xuất phát từ Pháp

Voan nhung

Đây là loại vải voan có giá thành đắt chất khi có sự pha trộn nét thanh mảnh, nhẹ nhàng của voan và cao sang, quyền quý của nhung. Voan nhung rất đẹp, ánh nhung mịn màng lại nhẹ rất thích hợp cho những bộ đầm dạ tiệc, dạ hội, đi chơi vơi sbajn bè để tăng thêm nét bí ẩn và sang trọng của bản thân.

Voan tơ

Tương tự như voan nhung, voan tơ cũng là sự kết hợp của những sợi Polyser tổng hợp và tơ tằm tự nhiên. Việc này đảm bảo chất lượng vải tốt hơn, mặc vào người mát mẻ, thoải mái, mềm mại nhất là vào những hè nóng bức. Giá thành của voan tơ cũng gần giống voan nhung, là một chất liệu vải cao cấp được nhiều lựa chọn.

Những đặc tính cơ bản bản của vải voan

Vải voan cũng có những đặc tính vật lý và háo học riêng biệt để phân biệt với những loại vải khác. Cụ thể những đặc tính đó như sau:

Đặc tính vật lý

Vải voan mềm mịn, nhẹ nhàng có trọng lượng rất thấp, bắt sáng tốt, đồng thời phẩm chiếu ánh sáng qua da. Cho nên nếu mặc áo có chất liệu voan ra ngoài, bạn nên khoác thêm áo chống nắng

Đặc tính hóa học

Vải voan không co giãn hoặc nếu có cững cực kì thấp, vì chúng được làm từ những sợi Polyester tổng hợp, thông thoáng phơi nhanh. Đồng thời chất liệu này còn chống cháy nhưng lại dẫn nhiệt kém không thích hợp cho những ngày mùa đông.

Ưu và nhược điểm của vải voan là gì?

Vải Volie có những đặc điểm riêng biệt, mang lại những lợi ích cũng như điểm hạn chế cho người dùng. Cụ thể các ưu nhược điểm của sản phẩm được điểm qua gồm:

Ưu điểm

Đầu tiên phải kể đến khi người dùng sử dụng chất liệu vải voan là tạo cảm giác thoải mái. Bởi đặc điểm dễ nhận biết của loại vải này chính là độ đổ cao. Như vậy chất liệu vải thích hợp cho những bộ váy suông, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái, không quá ôm sát cơ thể nhưng vẫn tạo nên nét thanh lịch, trang nhã. Chúng đặc biệt thích hợp khi được sử dụng vào mùa hè, làm điểm nhấn trong các trang phục thêm phần thanh thoát, nhẹ nhàng.

Vải voan luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thiết kế, bởi hầu hết các loại vải đã được vẽ sẵn họa tiết, hoa văn, nên khi thiết kế mẫu cũng không mất quá nhiều thời gian. Chất liệu này “cân” được tất cả các kiểu dáng từ thanh lịch, trang nhã, cổ điển, truyền thống hay cá tính. Đồng thời vải Volie có thể làm thành áo sơ mi, áo phông, chân váy, váy liền thân, váy cưới,…Chúng có thể phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.

Chất liệu vải voan vô cùng thoát mát, mát mẻ ngay khi ở nhiệt độ cao. Chính vì vậy loại vải này rất được mọi người yêu thích mặc vào mùa hè.

Một lợi ích mà vải Volie mang lại cho người dùng chính là loại vải này không bị nhàu nát dù bạn giặt trong lồng máy giặt. Thậm chí dù bạn sử dụng trong một thời gian dài, gấp không ngay ngắn thì xuất hiện rất ít những nếp nhăn. Đồng thợi loại vải này khi giặt còn nhanh khô, chỉ cần phơi trước năng, hong gió từ 2 – 3 tiếng là đã thoát hết hơi nước.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, lợi ích mà vải voan mang lại cho người dùng thì chất liệu này cũng tồn tại một số những hạn chế nhất định. Loại vải này quá mỏng, một vài kiểu còn xuyên thấu nếu như chúng không thiết kế thêm hoa văn, hoặc bạn không mặc thêm phụ kiện bên trong.

Tính co dãn của loại vải này khá kém, đó cũng là lý do vì sao vải Volie không phải là lựa chọn cho những thiết kế ôm sát cơ thể. Bởi chúng có thể gây khó khăn khi di  chuyển, sinh hoạt của người mặc.

Nhược điểm vải voan

Loại voan này có điểm hạn chế là quá mỏng

Ứng dụng của vải voan trong đời sống

Vải voan được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể nhất của dòng vải này.

Trong may mặc

Vải voan được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống con người. Đầu tiên chắc chắn phải kể đến chính là thời trang. Chất liệu này thường dùng để may những bộ váy maxi đi biển, váy công chúa, váy dành cho phụ nữ mang thai, váy suông.

Ngoài ra còn được dùng để làm phụ kiện thời trang như khăn choàng cổ, ruy băng, đồ bót nữ,… Đây sẽ là “cứu cánh” cho những cô nằng có thân nhỏ, gầy, độ rủ và mèm mại sẽ làm cho họ trở nên cân đối và đầy đặn hơn.

Đôi khi chúng cũng được ứng dụng trong may thêm chi tiết trong các bộ trang phục cùng các loại vải khác nhằm tạo điểm nhấn ấn tượng hơn.

Trong trang trí nội thất

Bên cạnh việc được dùng nhiều nhất trong ngành thời trang thì vải voan còn được dùng để làm rèm cửa trang trí trong nhà. Vẻ đẹp mềm mại của vải sẽ khiến không gian hấp thụ được ánh sáng bên ngoài, đồng thời tăng thêm nét tinh tế, sang trọng, hiện đại.

Ứng dụng của vải voan

Vải voan họa tiết hình hoa

Cách phân biệt vải voan với vải Chiffon

Hiện nay người dùng thường hay bị nhầm lẫn giữa hai loại vải này vảo voan và vải Chiffon, bởi khi sờ vào chúng ta thấy chúng tương tự giống nhau, không khác biệt là mấy. Tuy nhiên chắc chắn phải có điểm riêng thì người ta mới đặt làm hai cái tên khác nhau.

So vơi svari voan thì Chiffon dễ rách hơn rất nhiều, đó là do trong quá trình dệt, những sợi ngang và sợi dọc liên kết với nhau không được tốt. Bạn hoàn toàn có thể rút được những sợi vải này ra khi bị rách. Và ngược lại vải voan có kết cấu rất chắc, bạn gần như sẽ không nhìn thấy từng sợi vải  để rút như Chiffon.

Cách giặt và bảo quản vải voan

Để đảm bảo những sản phẩm làm từ vải voan có tuổi đời cao độ bền tốt, bạn cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng và bảo quản. Đồng thời lưu ý những điều sau trong quá trình dùng để vải có được độ bền cao.

Cách giặt vải voan

Bạn có thể giặt sản phẩm từ vảo voan bằng máy giặt hay giặt tay đều được. Tuy nhiên trước đó nên cởi hết những khuy cúc để tránh bị rách khi máy quay.

+ Không ngâm quần áo làm từ vải voan trước khi giặt.

+ Bạn có thể giặt trang phục bằng vải voan với sữa tắm hoặc dầu gội để tránh phai màu và giữ được chất liệu lâu bền nhất.

+ Sử dụng móc treo gỗ để treo khi phơi quần áo bằng vải voan để tránh rách hay bị phai màu.

+ Không phơi quần áo bằng vải voan trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Cách bảo quản vải voan

Còn về vấn đề bảo quản, vải voan không bị nhàu hay nát khi gấp trong tủ quần áo. Tuy nhiên, bạn cũng nên dùng móc và treo những chiếc áo bằng vải voan lên để giữ được độ mềm mịn và thanh mảnh của chất liệu đặc biệt này.

Trên đây là một số thông tin hữu ích mà có thể bạn chưa biết về vải voan. Đây là loại vải có tính ứng dụng linh hoạt, phù hợp cho những trang phục mùa hè thông thoáng. Chúng được sản xuất nhanh do đó có giá thành tương đối hợp lý vì vậy ngày càng được lựa chọn cho nhiều ứng dụng khác nhau trong ngành thời trang.

Feedback

Chat Zalo