Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Vải lụa Satin cao cấp – chất liệu khẳng định đẳng cấp

quanly 5667 lượt xem

Vải lụa Satin cao cấp là một trong những chất liệu được nhiều nhà thiết kế hàng đầu thế giới sử dụng trong các bộ sưu tập thời trang của mình. Không chỉ lĩnh vực thời trang mà loại vải này còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác. Cùng tìm hiểu chi tiết về loại vật liệu này.

Vải lụa Satin cao cấp là gì?

Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu xem vải lụa satin cao cấp là gì? Đây là loại vải đã xuất hiện từ rất lâu ở Trung Quốc và sử dụng nhiều ở các nước châu Á và ngày nay đã được lan rộng ra toàn thế giới. Thời xưa chất liệu này thường được dùng cho các vị vương tôn quý tộc. Ngày này chất liệu này cũng xuất hiện nhiều trong các bộ sưu tập thời gian cao cấp.

Satin được tạo ra từ kỹ thuật dệt vân đoạn. Mảnh vải lụa Satin hoàn thành sẽ là sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc. Kỹ thuật dệt này sẽ giúp vải có hai mặt với tính chất khác nhau: một mặt trên láng bóng và mặt dưới thô mờ.

Vải lụa Satin cao cấp  được tạo ra từ kỹ thuật dệt vân đoạn

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải lụa Satin cao cấp

Từ khoảng 2000 năm trước vải lụa Satin đã là một trong những chất liệu được giới thượng lưu ưa chuộng. Loại vải này được những phụ nữ nông thôn Trung Quốc tạo ra từ tơ tằm. Cái tên Satin xuất hiện từ thời Trung cổ và được đặt từ “Zaitun”. Đây chính là tên Ả Rập của cảng Tuyên Châu – Trung Quốc.

Tuy xuất hiện từ rất lâu nhưng do tính độc quyền ngành sản xuất lụa nên mãi sau này những bí mật về loại vải này mới được lan rộng ra khắp châu Á. Và cho đến thế kỷ 12 thì loại vải này mới được ứng dụng để làm trang phục ở một nước khác đó là Ý. Những trang phục làm từ loại vải này được phổ biến trên hầu hết các nước châu Âu vào thế kỷ 14. Thời kỳ đó loại vải này cũng có giá rất đắt và được đánh giá cao về chất lượng. Chính vì thế nó cũng được dùng riêng cho tầng lớp quý tộc và những người trong giới thượng lưu.

Chỉ đến những năm cuối thế kỷ 19 khi mà ngành thời trang phát triển loại vải này mới có sẵn và được sử dụng rộng rãi. Ngoài việc được ứng dụng trong ngành may mặc thì loại vải này còn được sử dụng trong nhiều đồ đạc và giường ngủ. Thời kỳ đó không khó để tìm thấy chất liệu này trong những sản phẩm may mặc như áo sơ mi, váy cưới và những bộ chăn ga gối đệm có thiết kế sang trọng.

Chất liệu vải này có nguồn gốc từ Trung Quốc từ 2000 năm trước

Cách tạo ra vải lụa Satin cao cấp

Để tạo thành vải lụa Satin cao cấp những nhà sản xuất có thể sử dụng nhiều sợi vải khác nhau. Tuy nhiên để tạo ra độ bóng cho sản phẩm thì chủ yếu vải vẫn được tạo ra bởi sợi tơ tằm, sợi polyester và sợi viscose. Tùy theo sợi tơ mà mảnh vải Satin sẽ có tính chất khác nhau. Có loại vải bóng loáng, mịn màng nhưng khi chạm tay vào vải lụa Satin cao cấp chắc chắn bạn sẽ có cảm giác thướt tha, mềm mại.

Như đã nói ở trên vải lụa Satin cao cấp được tạo nên bởi kỹ thuật dệt vân đoạn. Theo đó kỹ thuật này sẽ được thực hiện bằng cách đặt sợi ngang xuống dưới một sợi dọc, sau đó lại đè lên trên một sợi dọc khác. Sợi ngang tiếp theo sẽ được đặt dịch qua phải ít nhất là hai sợi dọc và lên trên một sợi khác.

Khi hoàn thành một mảnh vải bạn sẽ thấy một mặt của vải lụa Satin sẽ có nhiều sợi ngang song song. Mặt còn lại của mảnh vải sẽ là nhiều sợi dọc giúp vải có hai mặt khác nhau về tính chất.

Phân loại vải Satin cao cấp

Vải lụa Satin cao cấp ngày càng được ứng dụng một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Mỗi loại vải lụa Satin được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Sau đây là một số loại vải Satin:

+ Antique: Đây là loại vải nặng và có bóng mờ. Để tạo ra loại vải này nhà sản xuất dùng sợi xơ không đều để dệt. Loại vải này thường được dùng làm rèm cửa

+Baronet: Đây là loại Satin bóng có màu sắc tươi sáng được dệt bằng 2 loại sợi khác nhau. Nhà sản xuất dùng sợi chất liệu Rayon để làm sợi dọc và dùng bông để làm sợi ngang. Loại vải này được sử dụng để làm vải trang trí, vải lót đệm…

+ Charmeuse: Đây là loại vải được dệt bằng vải sợi xoắn cứng và sợ crepe. Những loại sợi này được dệt để tạo nên mảnh vải với bề mặt trước lớn và mềm mại, mặt sau vải lì. Đây là loại vải lụa Satin được sử dụng trong ngành may mặc.

+ Crepe-back: Đây cũng là loại vải được sử dụng rất nhiều trong ngành may mặc. Loại vải này có bề mặt bóng và sáng ở mặt trước và lớp mờ rất đẹp ở mặt sau. Chính vì thế nhà thiết kế có thể sử dụng những tấm vải này một cách linh hoạt.

+ Duchess: Với tính chất nặng, cứng và giữ hình dạng tốt loại vải này được sử dụng rất nhiều để làm trang phục cô dâu.

+ Lucent: Sáng bóng, mượt và trơn, lấp lánh hai mặt loại vải này được sử dụng rộng rãi để sản xuất quần áo và phụ kiện thời trang.

+ Messaline: Loại vải Satin này được dệt từ sợi Rayon hoặc lụa nên có độ sáng rất cao. Đồng thời những loại sợi này còn giúp cho mảnh vải trở nên nhẹ và mềm mại hơn. Với những đặc tính tốt  này của vải các nhà thiết kế có thể sáng tạo dễ dàng cho bộ sưu tập thời trang của mình.

+ Monroe: Sử dụng để làm phụ kiện thời trang, túi xách…

+ Panne: Loại vải Satin này được làm từ lụa với độ bóng cao và cứng.

Vải Satin được phân chia thành rất nhiều loại

Ưu nhược điểm của vải lụa Satin

Mặc dù được phân làm nhiều loại nhưng vải lụa Satin đều có những ưu nhược điểm như:

Ưu điểm của vải Satin

Đặc điểm nổi bật nhất của vải lụa Satin đó chính là độ bóng tối ưu. Theo các chuyên gia về lĩnh vực thời trang thì chất liệu này rất thích hợp để sử dụng trong lĩnh vực may mặc. bởi khi mặc quần áo làm bằng loại vải này chắc chắn bạn sẽ cảm thấy ấm áp về mùa đông nhưng vẫn đảm bảo độ thoáng mát vào mùa hè. Đây cũng là đặc tính thích hợp để dùng làm bộ chăn ga gối cao cấp.

Bên cạnh đó, chất liệu vải satin cũng rất đa dạng về màu sắc. Trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều loại vải Satin với hoa văn thu hút. Chính vì thế các nhà thiết kế có thể dễ dàng lựa chọn những gam màu ấn tượng để thiết kế ra những bộ trang phục nổi bật.

Bề mặt sáng bóng của vải lụa Satin cao cấp không chỉ mang đến sự mềm mại mà còn không có hiện tượng tích điện vào mùa đông giống như các loại vải thông thường khác.

Trong quá trình sản xuất loại vải này không hề có tạp chất. Chính vì thế sử dụng quần áo làm bằng vải này rất an toàn cho làn da, không có tình trạng kích ứng, dị ứng.

Cuối cùng độ bền của vải cũng được đánh giá rất cao, có thể sử dụng ở nhiều lĩnh vực.

Nhược điểm của vải Satin

Tuy là một loại vải được sử dụng khá rộng rãi và có nhiều đặc điểm ưu việt nhưng vải lụa Satin cũng có một số nhược điểm:

Đầu tiên đó chính là khó có thể tạo kiểu đa dạng như các loại vải khác bởi vì Satin rất khó giữ nếp.

Khi sử dụng vải lụa Satin bạn chỉ có thể giặt bằng tay chứ không giặt máy để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ của vải.

Ứng dụng của vải lụa Satin cao cấp trong đời sống

Vẫn có một số nhược điểm nhưng không thể phủ nhận được những ưu điểm tốt đẹp của vải lụa Satin cao cấp. Chính vì thế chất liệu này cũng được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như:

+ Sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực may mặc

Chúng ta có thể thấy chất liệu vải cao cấp này trong rất nhiều loại quần áo. Đó có thể là những bộ váy cưới lộng lẫy, áo ngủ, đồ lót phụ nữ. Và cũng có thể thấy nhiều loại mũ, kính, quần short thể thao, áo khoác cho vận động viên bóng chày. Một số loại vải còn được sử dụng làm giày múa ba lê, giày dép thời trang và các loại túi xách cao cấp.

+ Sử dụng để làm chăn ga gối đệm

Với đặc tính ấm áp về mùa đông và mát mẻ vào mùa hè nên vải lụa Satin cao cấp còn được rất phổ biến trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối đệm. Hiện nay có một số thương hiệu nổi tiếng trên thị trường sử dụng chất liệu vải này như: Hanvico, Everon với những mẫu ga gối đẹp mắt được thêu dệt, in ấn độc đáo. Đặc biệt là giá thành của những loại chăn ga gối đệm này không quá cao.

Satin là chất liệu được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực thời trang

Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản đồ sử dụng chất liệu vải lụa Satin cao cấp

Sau khi đã tìm hiểu những đặc tính của vải lụa Satin cao cấp chắc chắn bạn cũng muốn ngay một bộ đồ thời trang hay chăn ga gối đệm Satin đúng không? Tuy nhiên khi sử dụng đồ dùng được làm bằng chất liệu này hãy đọc lưu ý những điều sau:

Đầu tiên hãy đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng

Bất kỳ loại quần áo, chăn ga gối đệm sử dụng chất liệu lụa Satin cao cấp đều được nhà sản xuất gắn kèm một hướng dẫn sử dụng. Đó chính là những ký hiệu được nhà sản xuất in đằng sau các nhãn mác. Nếu chưa biết hết những ký hiệu đó có ý nghĩa gì bạn có thể tìm thông tin trên các trang mạng. Hãy ghi nhớ và thực hiện đầy đủ trong quá trình sử dụng.

Mẹo nhỏ để gia tăng độ bền cho vải lụa Satin

Lời khuyên của nhiều người có kinh nghiệm dùng loại vải này đó chính là trước khi sử dụng bạn nên ngâm đồ dùng vào nước lạnh 2 tiếng cùng với một chút muối.

Khi dùng nên giữ gìn tránh để vật nhọn mắc vào. Bởi loại vải này có đặc điểm là dễ bị rút sợi, mất đi tính thẩm mỹ.

Không nên cất giữ đồ dùng ở nơi ẩm thấp tránh nấm mốc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm.

Giặt đồ dùng vải lụa Satin như thế nào?

Có một lưu ý rất quan trọng đó chính là khi sử dụng đồ dùng có chất liệu vải lụa Satin thì không nên dùng máy để giặt hoặc sấy. Tốt nhất hãy dùng tay để giặt và tránh phơi ở nơi có ánh nắng trực tiếp.

Khi giặt không nên ngâm chung với những quần áo có màu sắc khác.

Người dùng cũng không nên ngâm và giặt với các loại bột giặt có chất tẩy mạnh dễ bị mất đi tính thẩm mỹ của vải.

Khi sử dụng vải lụa Satin cao cấp người dùng cần chú ý rất nhiều

Là ủi đồ dùng bằng chất liệu Satin

Là ủi cũng là một vấn đề rất quan trọng mà bạn cần lưu ý khi sử dụng đồ dùng chất liệu Satin. Bởi đây là loại chất liệu mỏng, dễ cháy nên tốt nhất không nên là ở nhiệt độ cao.

Khi là tốt nhất nên sử dụng một chiếc khăn bông mỏng hay miếng vải bằng chất liệu nỉ ở giữ đồ dùng và bàn là. Trong quá trình thực hiện hãy lật mặt bên trong của vải để là ủi.

Trên đây là những thông tin về vải lụa Satin cao cấp mà bạn có thể tham khảo. Với những thông tin trên chắc chắn bạn sẽ không cần phải lo lắng khi sử dụng đồ dùng bằng chất liệu vải cao cấp này. Hãy ghi nhớ để bạn luôn có những đồ dùng đẹp mắt và sang trọng nhất.                                                

1 bình luận

  1. Làm thế nào nhận bt dc khi mua satin cao cấp ạ

Bình luận của bạn

Feedback

Chat Zalo