Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

1001+ những điều cần biết về vải lanh quen thuộc của ngành thời trang

Lê Hồng Vân 4965 lượt xem

Ngày nay, có rất nhiều loại vải được dùng làm nguyên liệu sản xuất cho ngành may mặc. Mỗi dòng vải lại có những đặc điểm khác nhau tạo nên những sự đa dạng trong các sản phẩm liên quan đến may mặc. Vải lanh là một trong những dòng được ưa chuộng nhất bởi những ưu điểm nổi bật trong tính chất và độ bền mà nó đem lại. Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin về dòng vải đa năng này.

Vải lanh là gì?

Vải lanh được sản xuất từ cây lanh – loại cây mọc chỉ mọc và phát triển ở những khu vực khí hậu mát mẻ cho đến lạnh. Không giống như vải bông được dệt từ các quả nang bao xung quanh hạt bông, vải lanh được sản xuất trực tiếp từ thân cây lanh. Khi chưa có sự can thiệp của công nghệ máy móc, thợ dệt vải sử dụng phương pháp quay tơ nên đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Ngày nay, với sự hỗ trợ của các loại máy móc, loại vải này được dệt dễ dàng hơn.

vải lanh

Vải lanh được ưa chuộng bởi những ưu điểm nổi bật

Các sản phẩm may mặc từ vải lanh được dùng chủ yếu ở khu vực có khí hậu nóng ẩm bởi đặc tính khô nhanh và giảm nhiệt tốt. Quy trình sản xuất vải lanh đòi hỏi thời gian và tài nguyên khá nhiều nhưng đây vẫn là dòng vải nhận được sự đón nhận lớn từ người tiêu dùng.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải lanh

Theo nghiên cứu, vải lanh xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng 36000 năm. Điều này được chứng minh khi phát hiện các xác ướp Ai Cập được quấn quanh bởi loại vải này. Sau khoảng thời gian rất dài thì những tấm vải này vẫn không hề bị phá hủy bởi tác động thời tiết.  Những bằng chứng tiếp theo cho sự ra đời và phát triển của vải lanh được phát hiện ở những ngôi nhà cổ tại Thụy Sĩ 10000 năm trước.

Nguồn gốc của vải lanh

Vải lanh có nguồn gốc lâu đời – 36000 năm trước

Đến năm 1685 vải lanh bắt đầu xuất hiện trên các bán đảo của Anh. Và Ireland trở thành trung tâm sản xuất vải lanh lớn nhất thế giới thời điểm đó. Tuy nhiên bởi quy trình sản xuất vải phức tạp và mất nhiều thời gian nên việc sử dụng vải lanh dần bị hạn chế. Có thể thấy, vải lanh đã trải qua những thời kỳ thăng trầm có thịnh có suy nhưng cho đến hiện tại, loại vải này vẫn có được chỗ đứng vững chắc trong thị trường đa dạng và ngày một mở rộng.

Quy trình sản xuất cầu kỳ của vải lanh

Để sản xuất ra được những tấm vải lanh mềm mại và thoáng mát, người thợ phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Ngày nay với những ứng dụng của máy móc và hóa chất, quy trình sản xuất vải lanh được đơn giản hóa rất nhiều.

Thu hoạch cây lanh

Chu trình bắt đầu với việc thu hoạch những cây lanh đúng thời điểm để đảm bảo chất lượng cao nhất của vải đầu ra. Những cây lanh có thân màu vàng và hạt chuyển sang màu nâu đã sẵn sàng được thu hoạch và đưa vào sản xuất. Khi thu hoạch, người nông dân có thể sử dụng máy móc hỗ trợ nhưng phải cắt tận gốc để có được những sợi lanh dài và đều nhất.

Quy trình sản xuất vải lanh

Quy trình sản xuất vải lanh cầu kỳ và tỉ mỉ

Giầm cây lanh

Sau khi được thu hoạch, cây lanh sẽ tập kết lại và trải qua giai đoạn giầm. Lanh có thể được giầm ngay tại ruộng hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của vi khuẩn phân hủy chất Pectin trong các bồn lớn. Các loại hóa chất hỗ trợ giầm lanh cũng được nghiên cứu nhưng không được sử dụng rộng rãi bởi tác động xấu đến môi trường.

Tách và xử lý sợi lanh

Con lăn bằng kim loại được sử dụng để tách riêng phần cuống xơ và phần gỗ mềm bên trong. Sau đó, các sợi lanh ngắn được loại bỏ và giữ nguyên những sợi mềm và dài. Giai đoạn này quyết định tới sự đồng đều và chất lượng của dệt lanh sau này.

Se sợi lanh

Sau khi được tách sợi một cách hoàn hảo, lanh sẽ được cuộn lên phần suốt chỉ để bắt đầu quá trình se. Công đoạn này được tiến hành trong điều kiện ẩm ướt và nóng giúp tạo độ kết dính cho tổng thể.

Sấy sợi – dệt vải lanh

Các sợi lanh đã se được sấy khô và cuộn vào ống chỉ. Các sợi lanh được dệt thành vải rồi trải qua quá trình tẩy trắng, nhuộm màu và phủ bóng. Thành phẩm những tấm vải lanh hoàn hảo đến từng đường nét.

Kiểm tra chất lượng

Khâu cuối cùng trong quy trình sản xuất vải lanh là kiểm tra và phát hiện lỗi. Những tấm vải hoàn mỹ nhất sẽ đến tay người tiêu dùng và biến hóa thành những vật phẩm đa dạng phục vụ cho đời sống.

Các loại vải lanh phổ biến nhất hiện nay

Với nhu cầu đa dạng và thay đổi liên tục của thị hiếu tiêu dùng, các dòng vải lanh được sáng tạo với những đặc điểm riêng độc đáo.

Các loại vải lanh

Vải lanh đa dạng và có đặc điểm độc đáo

Vải lanh bột

Loại vải này được dùng rất phổ biến trong mùa hè bởi đặc tính thoáng mát và cực mềm mịn. Cảm giác khi sử dụng vải lanh bột là thoải mái và cực dễ chịu cho làn da. Tuy nhiên, cũng vì sự mềm mại này mà lanh bột đòi hỏi sự cẩn thận trong quá trình giặt và xuống màu khá nhanh.

Vải lanh ướt

Lanh ướt mang đặc điểm nổi bật của vải lanh là sự mềm mịn. Tuy nhiên, dòng vải này có khá nhiều nhược điểm như dễ bị nhão và tính đàn hồi không cao. Vì thế, lanh ướt được sử dụng để sản xuất các sản phẩm không cầu kỳ họa tiết như rèm cửa.

Vải lanh tưng

Đây là dòng vải lanh được người tiêu dùng rất yêu chuộng bởi những ưu điểm cực nổi trội. Vẫn là sự mướt và thoáng khi nhưng thêm vào đó, vải lanh tưng có độ bền và khả năng giữ màu cực tốt. Sau nhiều lần giặt thì sản phẩm từ lanh tưng vẫn đảm bảo thẩm mỹ và không bị nhão.

Vải lanh lụa

Lanh lụa được xem là sự hòa trộn hài hòa của hai chất liệu vải giúp vừa có độ thấm hút mà vừa mềm mại nhất định. Bên cạnh đó, màu sắc đa dạng khiến lanh lụa được ứng dụng trong lĩnh vực thời trang rất nhiều như may khăn choàng hay áo dài cách tân.

Vải lanh xước

Đặc điểm nhận dạng của loại vải này là những vết xước đặc trưng và có tên gọi khác là lanh đũi. Thợ may sử dụng lanh xước để may nên những bộ vest mỏng hay quần thời trang.

Các loại vải lanh 2

Vải lanh mềm và thoáng khí mang đến cảm giác dễ chịu

Những đặc tính cơ bản của vải lanh

Vải lanh có những đặc tính điển hình như sau:

Đặc tính vật lý

Vải lanh có độ bóng khá cao và màu sắc chuyển đổi linh hoạt từ trắng ngà, nâu vàng cho đến màu xám.

Hơn nữa, vải thay có thể thay đổi từ cứng thô sang mềm mịn tùy theo tính chất dày mỏng mang đến cảm giác xoăn và nhám đặc trưng.

Đặc tính hóa học

Vải lanh có độ thoáng khí tốt nên được ưa chuộng dùng vào mùa đông và các quốc gia khí hậu nóng ẩm.

Vì là loại vải sợi tự nhiên và không chứa bất kỳ hóa chất nào nên người dùng cần vệ sinh thường xuyên để tránh sự xâm hại của sâu bọ.

Đặc điểm nổi bật của vải lanh

Vải lanh được ưa chuộng tại nhiều quốc gia bởi những ưu điểm nổi trội không thể tìm thấy ở dòng vải khác. Bên cạnh đó, chất liệu này cũng tồn tại một số nhược điểm nhỏ.

Ưu điểm của vải lanh

Ưu điểm đầu tiên khiến người tiêu dùng rất yêu thích dòng vải này chính là độ bền cực cao. Là một trong những loại vải tự nhiên nên cấu trúc của vải rất bền chắc vừa tạo được dáng quần áo chuẩn và vừa kéo dài thời gian sử dụng. Cũng chính vì được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên mà vải lanh rất thân thiện với môi trường. Cây lanh có khả năng phát triển rất tốt ở những khu vực mát mẻ và không cần sử dụng nhiều nước trong quá trình trồng. Các hóa chất được sử dụng trong sản xuất vải đều không gây hại cho môi trường tự nhiên.

Vải lanh được ưa chuộng ở những quốc gia có khí hậu nóng ẩm bởi khả năng thấm hút cao của mình. Mặc quần áo lanh vào mùa hè sẽ mang đến cảm giác mát mẻ, dễ chịu mà không bị bí mồ hôi. Vải lanh có độ bóng tự nhiên giúp những bộ đồ trở nên sang trọng và quý phái vô cùng.

Ưu điểm của vải lanh

Quần áo lanh mang đến cảm giác thoải mái và mát mẻ khi sử dụng

Nhược điểm của vải lanh

Điểm yếu lớn nhất của chất liệu này là dễ bị nhăn khiến cho người dùng cần đặc biệt cẩn trọng trong quá trình giặt. Sản phẩm từ vải lanh nên được mang phơi thường xuyên để khắc phục được nhược điểm này.

Khả năng đàn hồi cũng khiến cho vải lanh có giá trị kém hơn so với anh em của mình. Khi dùng lượng nhiệt lớn để là ủi vải sẽ khiến cho sợi mất đi tính liên kết và đàn hồi cần thiết.

Ứng dụng của vải lanh

Với những ưu điểm về sự thoáng mát, vải lanh không chỉ được sử dụng trong sản xuất mặt hàng thời trang mà còn rất phổ biến trong các sản phẩm trang trí nhà cửa.

Ngành công nghiệp thời trang

Với ưu điểm thấm hút mồ hôi tốt, vải lanh được ứng dụng sản xuất đồ mùa hè và đồ đi biển rất rộng rãi. Mẫu quần áo vải lanh mang đến sự thoải mái giúp người mặc tha hồ tận hưởng những hoạt động sôi động ngày hè.

Khi sử dụng vải lanh để may đồ công sở, người thợ thường chọn kết cấu sợi bền chắc, dày mịn và đanh dai. Điều này giúp các bộ đồ không bị sờn rách trong quá trình sử dụng nhưng vẫn đem đến sự thoải mái tuyệt vời.

Trang trí nội thất

Chất liệu lanh có độ bền cao cùng độ xếp nhẹ rất thích hợp để sản xuất các món đồ trang trí nhà cửa. Bên cạnh đó, đặc tính thấm hút tốt giúp các món đồ như ga trải giường được yêu thích nhất mực. Chiếc giường được tô điểm bởi màu sắc đa dạng và sự đơn giản trong chất liệu của vải lanh.

Ứng dụng của vải lanh

Vải lanh được ứng dụng rộng rãi trong trang trí nhà cửa

Bên cạnh đó, các phụ kiện như khăn trải bàn hay rèm cửa cũng được chủ yếu làm từ vải sợi lanh. Sự thô mộc cùng ưu điểm mềm mại tạo nên tổng thể hài hòa đẹp mắt.

Cách nhận biết vải lanh

Không khó để nhận biết vải lanh với các loại vải khác và dòng vải lanh chất lượng. Bằng cảm quan, vải lanh không có màu trắng tinh mà sở hữu màu trắng ngà hoặc nâu vàng ấm áp.

Khi sờ vải lanh, người dùng có thể cảm nhận được bề mặt vải êm mịn và không có sơ thì đây là dòng vào chất lượng tốt. Thêm một cách khác để nhận biết vải lanh là đốt lên. Thông thường, vải lanh cháy chậm và không đượm bởi sợi lanh có đặc tính rộng. Mùi tỏa ra gần giống với mùi giấy nên rất dễ nhận dạng.

Cách giặt và bảo quản

Để sản phẩm từ vải lanh giữ được vẻ đẹp và có độ bền và tuổi thị tốt hơn, người dùng nên đặc biệt lưu tâm trong quá trình giặt cũng như bảo quản.

Cách giặt vải lanh

Vải lanh là dòng vải dễ nhăn và kém bền nên trong quá trình giặt, người dùng nên nhẹ nhàng vệ sinh từng phần vải. Việc sử dụng hóa chất tẩy bẩn nên tránh bởi sẽ khiến vải rách và không thể trở về nguyên trạng. Đối với giặt máy, người dùng nên cho vải vào túi lưới để hạn chế tối đa hư hại do máy giặt quá mạnh và nhanh.

Sau khi giặt, không nên vắt kiệt nước trên quần áo lanh và giữ thẳng quần áo. Những dạng móc bản to sẽ thích hợp để giúp vải không bị hằn vết sau khi phơi. Không gian râm mát rất thích hợp để phơi quần áo lanh và đặc biệt tránh ánh nắng trực tiếp.

Cách bảo quản vải lanh

Nhiệt độ để là ủi sản phẩm lanh là thấp hơn 240 độ để đảm bảo vai không bị nhăn và mất kết cấu. Người dùng nên bảo quản vải ở nơi khô thoáng, tránh ẩm ướt. Sau một thời gian cất giữ thì nên đem phơi để tránh các sinh vật gây hại làm hư hỏng.

Cách bảo quản vải lanh

Nhận biết vải lanh thông qua màu sắc và đặc tính bề mặt

Vải lanh là một trong những loại vải được sử dụng nhiều nhất trong thị trường may mặc thế giới cũng như Việt Nam. Dù rằng có những điểm thiếu sót nhưng ưu điểm nổi trội của vải lanh vẫn hoàn toàn chinh phục trái tim người tiêu dùng nhiều thời đại. Mong rằng những chia sẻ trên đây về vải lanh đã giúp quý bạn đọc có được thông tin thú vị và bổ ích.

Feedback

Chat Zalo