Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Vải Kate và những thông tin xoay quanh từ A đến Z

Lê Hồng Vân 5097 lượt xem

Thị trường may mặc hiện nay mang đến cho người tiêu dùng đa dạng lựa chọn các phục trang từ nhiều loại vải khác nhau. Trong đó, vải Kate rất được lòng các tín đồ thời trang với nhiều ưu điểm vượt ngoài mong đợi. Thế nhưng không phải ai cũng biết vải tổng hợp Kate là gì? Quy trình sản xuất, phân loại cũng như ưu nhược điểm, ứng dụng của chúng để đưa ra quyết định tốt nhất. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc có được thông tin chi tiết xoay quanh loại vải này! Từ đó cho bạn cái nhìn đúng hơn về dòng sản phẩm đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay.

Nguồn gốc của chất liệu vải Kate phổ biến hiện nay

Sợi bông tự nhiên được xem là loại sợi vải lâu đời nhất trong ngành may mặc. Các nhà khoa học thế giới đã tìm thấy sợi bông 7 ngàn năm tuổi tại Mexico. Ở nhiều vùng thuộc Pakistan cũng có dấu ấn của sợi bông dệt vải tồn tại từ 3 ngàn năm trước công nguyên.

Năm 1930, loại vải sợi Polyester đã được nghiên cứu và tạo ra trong phòng thí nghiệm và phải 10 năm sau đó mới được người Anh mới để mắt đến. Và năm 1946, sợi vải Polyester bắt đầu được sản xuất hàng loạt và ứng dụng vào may mặc. Dù sinh sau đẻ muộn nhưng Polyester đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt lớn trên thị trường vải thế giới.

Ngành dệt luôn biết cách làm mới mình bằng việc kết hợp các nguyên liệu sợi để tạo ra loại vải mới có tính năng ưu việt. Kate là tên của loại vải tổng hợp được dệt từ sợi Polyester nhân tạo kết hợp với sợi bông tự nhiên. Tỷ lệ giữa hai loại sợi này là 65% Cotton và 35% Polyester. Bởi lẽ đó, vải may quần áo Kate hội tụ những ưu điểm từ cả hai chất liệu vải thành phần.

Tùy thuộc vào nơi sản xuất  mà tên vải Kate được gắn liền với nguồn gốc tạo ra nó. Ví dụ như Kate Hàn, Kate Mỹ… Mỗi loại lại có một đặc điểm vượt trội khác nhau. Đây chính là điều mà khiến thị trường về dòng vải này đa dạng cùng nhiều mức giá được bán ra.

vải kate

Kate là chất liệu vải gì?

Quy trình sản xuất chất liệu vải Kate

Quy trình sản xuất vải Kate trải qua nhiều công đoạn dệt nhuộm cầu kỳ. Trong đó, 3 công đoạn cơ bản phải kể đến gồm có: Kéo sợi, dệt vải, nhuộm vải. Thông tin chi tiết về quy trình được kể đến gồm:

Công đoạn kéo sợi

Sợi cotton tự nhiên: Bông sau khi thu hoạch được loại bỏ đất, bụi bẩn, tạo chất và đánh tung trước khi kéo thô. Sau đó, sợi cotton thô được kéo thành sợi hoàn chỉnh tạo màng hồ để sợi bền chắc, bóng bẩy.

Sợi Polyester: Phản ứng giữa dimethyl terephthalate và ethylene glycol được xúc tác ở nhiệt độ từ 150-200 độ C sẽ tạo thành Polyester nóng chảy. Sau khi làm khô, Polyester được kéo thành sợi nhỏ để sẵn sàng quá trình kết hợp với sợi cotton theo tỷ lệ chuẩn tạo thành sợi vải Kate. Tùy thuộc vào ý đồ của nhà sản xuất mà sợi Polyester được kéo giãn với độ dày mỏng khác nhau để tạo nên độ mềm, cứng của vải Kate.

Công đoạn dệt vải

Quá trình dệt vải được thực hiện bằng máy móc hiện đại đảm bảo tỷ lệ hai loại sợi thành phần tương ứng 65% Cotton và 35% Polyester. Cuối cùng, vải Kate được dệt xong sẽ được loại bỏ hồ và tẩy trắng trước khi bước vào quá trình nhuộm màu.

Công đoạn nhuộm và hoàn thiện vải Kate

Nhuộm và hoàn thiện là bước quyết định thành bại của cả quá trình sản xuất vải. Chúng yêu cầu người thực hiện phải có kinh nghiệm nếu không cả mẻ vải sẽ hỏng, màu sắc không đạt được độ chuẩn và tươi nhất định theo yêu cầu.

+ Vải được xử lý qua dung dịch phụ gia nhằm làm tăng khả năng bám màu.

+ Đem vải xử lý qua thuốc nhuộm màu tổng hợp và phụ gia.

+ Sau mỗi lần nhuộm, vải được đem giặt sạch để loại bỏ tạp chất, chất bẩn.

+ Công đoạn Wash vải giúp về mặt vải kate mềm mịn, chống tình trạng co rút và phai màu trong quá trình sử dụng.

Vải Kate có những loại nào?

Chính nhờ được ưa chuộng trên thị trường nên chất liệu Kate được biến tấu thành nhiều loại khác nhau. 6 loại vải dưới đây được khách hàng toàn cầu vô cùng yêu thích. Chúng cũng chính là những dòng vải đang được lưu hành khá nhiều tại Việt Nam.

Kate Silk (Kate Lụa)

Trong bảng tổng hợp, Kate Silk là loại vải được sử dụng nhiều nhất. Ưu điểm của Kate Silk rất mềm, mát và độ mỏng thích hợp để may đồng phục cho các em học sinh. Đặc biệt, loại vải này rất ít nhăn và có khả năng thấm hút mồ hôi tuyệt vời. Người mặc sẽ không bị kích ứng, hăm da khi mặc quần áo may từ chất liệu Kate.

Kate Silk

Kate Silk là loại vải cao cấp rất được ưa chuộng

Kate Ý – USA

Nếu tinh ý khi quan sát, bạn sẽ thấy chất liệu Kate Ý – USA có những sợi vải bóng rất bắt mắt. Thêm nữa, Kate Ý – USA lại rất đa dạng màu sắc, ít bai xù và rất thoáng mát. Vậy nên loại vải Kate này được ưu tiên hàng đầu cho những bộ cánh công sở và váy áo tiệc cưới, hội nghị… Chỉ có điều, mức giá thành của Kate Ý – USA khá “chát”.

Kate Polin

So với Kate Mỹ và Kate Silk thì Kate Polin được dệt dày dặn hơn. Đặc biệt, tỷ lệ sợi Cotton có trong chất liệu Kate này cao hơn nhiều nên độ thấm hút ẩm, mồ hôi vượt ngoài mong đợi.

Kate Ford

Không hề kém cạnh các đàn anh, đàn chị, Kate Ford cũng chiếm thị phần không nhỏ trên thị trường chất liệu Kate. Các loại sơ mi công sơ rất hay được may từ Kate Ford. Chất liệu này có khả năng thấm mồ hôi cực đỉnh. Tuy nhiên, nhược điểm của Kate Ford là khá dày dặn và có hiện tượng bai xù nhẹ sau thời gian sử dụng.

Kate Sọc

Kate Sọc cũng được xếp vào danh sách chất liệu Kate có chất lượng cao cấp với giá thành tương đối đắt. Nhưng đổi lại, Kate sọc đa dạng màu sắc và điểm nhấn sọc ấn tượng cho phục trang. Chất liệu này giúp bộ cánh công sở trở nên cá tính, phong cách mà không hề dập khuôn, bí bách.

Kate Hàn Quốc

Người tiêu dùng bình dân vô cùng yêu thích Kate Hàn Quốc khi lựa chọn trang phục đi làm, đi chơi. Bởi chất liệu này có giá thành rẻ nhất trong các loại vải Kate. Tuy nhiên, độ bền của vải và khả năng giữ màu thấp hơn các loại vải Kate khác.

Đặc tính của chất liệu Kate

Về đặc tính vật lý: Vải kate rất bền màu, có khả năng hút ẩm, tạo cảm giác thông thoáng lý tưởng cho người mặc. Trang phục chất liệu Kate rất ít khi bị nhăn nhúm, co rút. Đây chính là ưu thế khiến chúng được nhiều tín độ thời trang, nhà thiết kế lựa chọn.

Về đặc tính hóa học: Khi vải Kate bị đốt người dùng sẽ thấy có mùi khét bởi thành phần sợi Polyester mà vải sở hữu. Sau khi đốt, bạn quan sát tro vải sẽ thấy một phần tro tan vụn còn một phần sẽ vón thành cục. Điều này không quá khó hiểu bởi sợi cotton thường tan sau khi đốt. Ngược lại, sợi polyester lại có xu hướng vón thành cục.

Ưu điểm tuyệt vời của vải Kate

Là sự kết hợp hoàn hảo của thành phần sợi Polyester và Cotton, vải Kate sở hữu những ưu điểm tuyệt vời từ hai chất liệu này. Một vài ưu điểm nổi bật khiến chúng ngày một thu hút được kể đến như sau:

Độ hút ẩm, thông thoáng tuyệt vời

Vải Kate được giới may mặc đánh giá cao về khả năng hút ẩm. Trong những ngày nắng nóng, những bộ phục trang Kate giúp người mặc thấm hút mồ hôi hiệu quả, tạo cảm giác thoáng mát cho người mặc. Nhất là với đối tượng làm công việc di chuyển nhiều ngoài trời mùa hè như tiếp thị thị trường thì đồng phục vải Kate là lựa chọn không tồi chút nào.

Ưu điểm vải Kate

Chất liệu Kate thấm hút ẩm tuyệt vời

Chống nhăn, bền màu

Khả năng chống nhăn nhúm và giữ màu bền của vải Kate rất tuyệt vời. Nhờ vậy mà việc giặt giũ, làm sạch phục trang may từ chất liệu Kate cũng dễ dàng với người dùng hơn. Bề mặt vải thường rất phẳng, ít bị nhăn sẽ đảm bảo người mặc có một diện mạo chỉn chu nhất khi xuất hiện.

Chất liệu vải có độ bền cao

Một điểm cộng không thể bỏ qua của vải Kate là độ bền lý tưởng. Vải co giãn vừa phải và hoàn toàn không bị co rút khi sử dụng bàn là.

Nhược điểm của vải Kate

Hiếm có loại vải nào sở hữu nhiều ưu thế nổi trội như vải Kate. Bên cạnh đó, chất liệu Kate cũng tồn tại khá ít nhược điểm cần khắc phục. Vải khi may mặc có thể bị nhăn ở mức độ nhẹ.

Ứng dụng của vải Kate

Chất liệu Kate nhờ có những ưu điểm nổi bật nên được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực may mặc và cả trang trí nội thất.

Ứng dụng trong may mặc

Vải Kate được dùng phổ biến để may đồng phục cho học sinh, công ty, áo sơ mi, đồ công sở. Các loại áo Blouse bác sĩ, áo làm bếp, áo kỹ thuật viên, công nhân bằng chất liệu kate cũng được người dùng khá hài lòng. Bên cạnh đó, thời trang đồ ngủ từ vải Kate cũng là một lựa chọn không tồi chút nào.

Ứng dụng trang trí nội thất

Không chỉ có mặt nhiều ở trong ngành may mặc, vải kate cũng được ứng dụng để trang trí nội thất. Các loại rèm cửa sổ, cửa chính, vỏ gối, vỏ chăn ga, khăn trải bàn từ vải Kate luôn được người dùng săn đón.

Cách giặt và bảo quản phục trang Kate được bền lâu

Bỏ túi những mẹo nhỏ dưới đây, phục trang từ chất liệu Kate của gia đình bạn sẽ luôn như mới:

cách bảo quản vải kate

Bỏ túi cách bảo quản quần áo may từ chất liệu Kate

Cách giặt quần áo vải kate

+ Lộn trái quần áo khi giặt để giữ màu tối đa.

+ Ngâm quần áo trong nước trước giặt 1 tiếng đối với trang phục màu sáng để tránh tình trạng thâm kim.

+ Không dùng bột giặt có thành phần chất tẩy cao.

+ Phơi quần áo ở nơi thoáng mát, không cần phơi trực tiếp giữa trời nắng.

Cách bảo quản quần áo vải kate

+ Treo quần áo trong tủ để tránh nếp gấp.

+ Không để quần áo ở nơi độ ẩm cao sẽ bị thâm kim.

+ Không dùng bàn là ở nhiệt độ quá cao bởi khả năng khô của chất liệu Kate rất nhanh chóng.

Vải Kate sở hữu những ưu điểm tuyệt vời và tính ứng dụng rộng rãi đã mang đến cho làng thời trang sự phong phú, tươi mới. Tin chắc qua bài viết này, bạn đọc sẽ muốn mua ngay và luôn những mẫu đồ từ chất liệu Kate cho cả gia đình!

Feedback

Chat Zalo