Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Tìm hiểu chi tiết về vải kaki và những ứng dụng nổi bật của nó

quanly 4824 lượt xem

Nhiều người chúng ta nhớ đến vải kaki như 1 chất liệu khá bền, phù hợp để may nhiều trang phục, phụ kiện phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, loại vải này bắt nguồn từ đâu? Được sản xuất như thế nào? Những đặc điểm, tính chất, phân loại, ứng dụng và cách sử dụng, bảo quản ra sao thì không phải ai cũng nắm rõ. Những thông tin chi tiết về vải kaki sau đây sẽ giúp bạn trả lời hết những thắc mắc nêu trên.

Vải kaki là gì?

Trước hết, hãy cùng định nghĩa sơ bộ về vải kaki. Kaki là một loại vải được dệt từ sợi cotton 100% hoặc dệt từ sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp chính vì thế mà loại vải này khá dày, cứng nhưng thoáng mát, bền chắc, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc. Ngoài ra, dưới sự phát triển của khoa học, ngày nay, người ta cũng phát triển nên loại vải kaki được dệt hoàn toàn từ sợi tổng hợp.

Kaki được dệt từ sợi bông cotton hoặc cotton kết hợp với sợi tổng hợp

Nguồn gốc vải kaki

Chất liệu kaki đầu tiên được dệt tại Ấn Độ trong những năm giữa thế kỉ 19. Đó là thời kỳ Anh đô hộ đất nước này, do đồng phục của binh lính là áo khoác đỏ và quần được làm từ vải len lông cừu. Trang phục này ấm áp và thoải mái tại khu vực ôn đới lạnh châu Âu.

Tuy nhiên, tại khu vực có khí hậu nóng, chúng gây cho người mặc cảm giác bí bức, khó chịu. Quân sĩ Anh khi đó thường xuyên bị mất sức, mệt mỏi, xuống tinh thần do thời tiết và trang phục không phù hợp.

Vì lẽ này, Harry Burnett Lumsden – 1 sĩ quan người Anh đã quyết định sử dụng loại vải mỏng, nhẹ, màu nâu đất – tiện cho ngụy trang để thay cho vải len. Những tấm vải được sử dụng khi ấy chính là loại vải kaki sơ khai nhất.

Đồng phục binh sĩ Anh may từ chất liệu kaki

Từ đó, người ta sử dụng chúng chủ yếu trong may quân phục. Từ đất nước Anh, chúng phổ biến ra toàn thế giới. Loại vải này trở nên cực kỳ quen thuộc trong Thế chiến II khi trở thành chất liệu chủ yếu để may quần.

Ngày nay, công nghiệp dệt may đạt được nhiều thành tựu mới, rất nhiều loại vải mới ra đời như jean, satin, … ra đời nhưng vải kaki vẫn tìm được chỗ đứng. Chúng được sử dụng chính trong may mặc, tạo nên những sản phẩm phẩm từ bình dân đến cao cấp.

Phân loại vải kaki

Từ khi ra đời đến nay, loại vải này được phát triển hoàn thiện, tạo ra nhiều chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Phân loại giúp việc tìm mua và lựa chọn vải trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn.

Một chiếc quần kaki cho nam

Hiện nay, người ta dựa vào độ co giãn hoặc thành phần hoá học để gọi tên các loại vải kaki khác nhau. Từ đây, ứng dụng của chúng cũng hết sức đa dạng.

Theo độ co giãn

Xét theo khả năng co giãn, có 2 loại vải kaki chính là: Kaki thun và kaki không thun

Vải kaki thun: Là loại vải có pha thêm sợi spandex (loại sợi nhân tạo có tính đàn hồi cao, được dùng thay thế cao su). Chính vì thế mà vải có độ co giãn tốt, cùng với đó là cảm giác thoải mái, mát mẻ cho người mặc. Với tính chất trên, kaki thun thường là chất liệu được sử dụng nhiều cho những chiếc đầm ôm sát,  may áo vest công sở cho nữ, quần tây nữ, quần kaki nam nữ, cũng như các loại váy, … 

Nhiều mẫu quần hiện nay sử dụng chất liệu kaki thun

Vải kaki không thun: Loại vải này không chứa sợi spandex nên không có tính co giãn, đàn hồi. Chúng có độ cứng cao nhưng ít nhăn. Với đặc điểm trên, kaki thun được sử dụng để may quần tây ống, quần tây nam, may đồ bảo hộ, đồng phục … Nhờ chất liệu này mà những bộ trang phục, quần áo có được form dáng đẹp.

Theo độ thành phần hóa học

Dựa trên thành phần hóa học cấu tạo nên sợi vải, người ta chia vải kaki thành 2 loại: Kaki cotton và kaki polyester:

Vải kaki cotton: Là loại vải được dệt từ sợi cotton (tức sợi bông tự nhiên). Loại vải này có độ dày vừa phải, hút mồ hôi và khá thông thoáng nên đem lại cho người mặc cảm giác dễ chịu. Thông thường, vải chất liệu kaki cotton được lựa chọn để may các loại quần hoặc váy có dáng ôm dành cho phụ nữ.

Vải kaki polyester: Là loại vải được dệt từ sợi tổng hợp polyester, loại sợi này dai, bền không thấm nước, chính vì thế mà kaki polyester chống nước tốt, thấm hút mồ hôi khá kém đồng thời không co giãn khi mặc cũng như khi giặt. Loại kaki này được dùng nhiều để may tạp dề, mũ, nón, balo hoặc đồng phục cho đầu bếp, nhân viên quán ăn, nhà hàng, …

Ưu điểm của vải kaki

Theo phân loại nói trên, mỗi loại vải kaki có tính chất, đặc điểm riêng. Tuy nhiên, nhìn chung, loại vải này đều có ưu điểm chung là bền, ít bị phai màu, sờn vải, mục hỏng, ít biến dạng. Vải thoáng mát, không bị nhăn khi giặt hoặc vận động nhiều. Không những thế, loại vải này còn có màu sắc đa dạng, giúp giữ dáng quần áo tốt, phù hợp với nhiều người bất kể người lớn, trẻ nhỏ cũng như phụ nữ và nam giới.

Loại vải bền, ít nhăn, giữ dáng quần áo tốt

Ngoài ra, so với vải tự nhiên như lụa tơ tằm, kaki chịu nhiệt tốt hơn khá nhiều. Loại vải này tuy không có độ mềm, nhẹ, tính phản quang sáng bóng nhưng vẫn được nhiều người yêu thích.

Nhận biết, phân biệt các loại vải Kaki

Bởi vải kaki có nhiều loại nên việc phân loại, nhận biết loại vải trở nên hết sức quan trong. Người ta thường lợi dụng tính chất, đặc điểm vật lý, hoá học của các loại kaki để nhận biết sao cho chính xác.

Một số cách nhận biết các loại kaki

Nhìn chung, phương pháp và cách thức thực hiện tương đối đơn giản và hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nơi chọn vải. Người có kinh nghiệm chỉ cần nhìn thoáng qua sau đó chạm tay vào mặt vải là có thể xác định loại vải đang được sử dụng.

Phân biệt kaki thun và không thun

Cách đơn giản nhất là sử dụng các loại giác quan như: Xúc giác (sờ), khứu giác (ngửi) cũng như thị giác (nhìn). Phân biệt kaki thun và không thun là đơn giản nhất vì chỉ cần dựa trên khả năng co giãn và độ dày của vải. Cụ thể, kaki thun thường có xu hướng mỏng hơn, mềm hơn đồng thời có thể kéo giãn nhiều ít tùy loại. Nếu vải dày hơn, cứng hơn, không kéo giãn được thì đó là kaki không thun.

Phân biệt kaki cotton và polyester

Một mẫu vải kaki có thể vừa là loại thun hoặc không thun nhưng quan trọng là chúng là loại kaki polyester hay kaki cotton. Thông thường, kaki cotton thường thấm nước tốt trong khi kaki polyester có độ bóng và có thể chống thấm nước.

Ngoài ra, người ta có thể phân biệt kaki polyester và kaki cotton bằng cách thử đốt cháy một phần mép ngoài của vải. Nếu mẫu vải cháy nhanh, cho ngọn lửa vàng, tàn chuyển thành tro có thể bóp vụn thì đó là kaki cotton. Trong khi đó, các loại vải không bén hoặc khó bén lửa, khi cháy tỏa ra mùi thơm nhẹ là loại kaki sợi tổng hợp.

Ứng dụng của vải kaki

Với loạt tính chất và đặc điểm nói trên, vải kaki được sử dụng nhiều trong đời sống – phổ biến hơn cả là trong may mặc, tiếp đó là may đồ dùng, vật dụng gia đình – tiêu biểu nhất là may vỏ chăn, đệm, ga trải giường hay gối…

Trong may mặc, vải kaki được sử dụng trong thiết kế thời trang, trang phục công sở, đồ may gia đình, đồng phục, quần áo bảo hộ, may đầm, váy và rất nhiều sản phẩm khác. Quần áo từ vải kaki giúp người mặc thêm tự tin, chững chạc nhờ được tôn dáng hiệu quả. Vải còn góp phần bảo vệ làn da khỏi tia cực tím, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài khi tạo nên 1 lớp bảo vệ bên ngoài.

Kaki dùng nhiều trong may mặc

Đối với ngành nội thất, da dụng, loại vải này được sử dụng để may vỏ chăn, gối cũng như ga trải giường. Những sản phẩm chăn ga đệm gói được làm từ kaki ít nhăn, ít phai màu, giặt giữ đơn giản và làm phẳng dễ dàng. Những món đồ từ loại vải này đem lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu, không kích ứng cho làn da và toàn bộ cơ thể. Chính vì thế mà giấc ngủ trở nên sâu và sảng khoái hơn.

Cách vệ sinh, bảo quản vải kaki

Vải kaki bền, ít co giãn, ít nhăn nên việc vệ sinh, giặt rửa khá đơn giản. Không những thế, nếu áp dụng những kinh nghiệm sau, bạn còn có thể kéo dài tuổi thọ của vải cũng như các loại quần áo, trang phục hay vật dụng được may từ loại vải này.

Khi giặt rửa vệ sinh, để vải giữ màu và phom dáng lâu hơn, tốt nhất nên lộn trái trước khi giặt. Như vậy nhằm tránh cho mặt vải chính tiếp xúc trực tiếp với các loại bột giặt, nước giặt cũng như chất tẩy rửa đồng thời hạn chế ma sát tác động làm hư hại sợi vải và phai màu vải. Cùng với đó, bạn cũng không nên giặt giũ quá nhiều khi không thật sự cần thiết để vải bền và lâu hỏng hơn.

Thêm vào đó, tốt nhất bạn chỉ nên giặt vải kaki bằng tay, tránh giặt vải bằng máy do tốc độ quay quá lớn của buồng giặt thường kéo mạnh sợi vải, làm hỏng cấu trúc sợi vải, khiến vải nhanh mục, hỏng. Thêm vào đó, loại xà phòng sử dụng nên chọn loại trung tính, tránh loại có tính kiềm và tẩy rửa quá cao, cũng như tránh dùng thuốc tẩu – do rất dễ làm bay màu và khiến vải mỏng đi, nhanh hỏng.

Sau khi giặt vắt vải vừa phải để bảo vệ sợi vải và phơi ở nơi thoáng khí, râm mát, tránh phơi dưới ánh nắng mặt trời – nhất là nắng gắt để tránh tác động của tia cực tím khiến vải nhanh hỏng và mục hơn.

Đồ kaki nếu sử dụng thường xuyên có thể giá và để nơi thoáng mát

Quần áo, đồ dùng vải kaki giặt sạch sẽ cần treo hoặc gấp gọn, cất ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt, bụi bẩn, nhiều côn trùng để tránh những loài vật này xâm hại, phá huỷ sợi vải. Nếu không sử dụng trong thời gian dài, gấp vải gọn gàng, cất trong túi nilon chống bám bụi và tiếp tục đặt trong tủ, ngăn kéo hoặc hộp đảm bảo sạch sẽ và thoáng mát.

Với nhiều ưu điểm nổi bật và giá trị, thật dễ hiểu vì sao vải kaki lại trở thành chất liệu phổ biến và quan thuộc với mọi người như hiện nay. Trong tương lai, chắc chắn sẽ có thêm nhiều loại vải mới ra đời, tuy nhiên, chắc hẳn chất liệu kaki vẫn sẽ được nhiều người quan tâm, tiếp tục cải tiến và sử dụng để tạo nên những bộ quần áo, trang phục, đồ dùng ngày càng hữu ích và quan trọng trong đời sống.

Feedback

Chat Zalo