Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Vải lụa Cotton – Chất vải cao cấp được ưa chuộng nhất hiện nay

quanly 4619 lượt xem

Vải lụa Cotton có lẽ không còn quá xa lạ với cuộc sống của chúng ta. Chúng được ứng dụng phổ biến trong cả lĩnh vực nội thất và thời trang. Tuy nhiên có lẽ chưa nhiều người thực sự hiểu về loại vải lụa này, ưu nhược điểm cũng như cách sử dụng ra sao cho phù hợp nhất. Cùng Thiện Linh tìm hiểu rõ hơn về loại vải này trong bài viết dưới đây. 

Vải lụa cotton là gì?

Vải lụa Cotton là gì?

Vải lụa cotton là dạng vải tổng hợp từ chất liệu lụa kết hợp với cotton. Đây là loại vải thừa hưởng những tính năng ưu việt của cả 2 loại vải kể trên. Tỷ lệ pha chế vải lụa cotton sẽ tùy theo mỗi công thức sản xuất riêng của các nhà máy sao cho phù hợp nhất với yêu cầu khách hàng đưa ra.

Vải lụa cotton bản chất vẫn là một trong các dạng của vải lụa nên nó sẽ có những đặc điểm nổi trội như vẻ ngoài sáng bóng, chống tĩnh điện tốt, thích hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau và không bị nhăn khi giặt,… 

Vải lụa thường được dệt từ sợi tơ tự nhiên, bề mặt mỏng và rất mịn. Hiện nay lụa có chất lượng tốt nhất là lụa làm từ tơ tằm.

Chất vải này có tốt không?

Để làm được chất vải này, người ta phải nuôi tằm rồi se sợi tơ và dệt thành các tấm vải lụa. Vải lụa này cũng đã ra đời nhiều năm nay vì ngành trồng dâu nuôi tằm đã có từ thời xa xưa và nguồn gốc của chúng là từ Trung Quốc.

Chất lượng của sợi tơ tằm này cũng phụ thuộc khá nhiều vào loại lá nuôi tằm. Mỗi loại lá sẽ cho ra các loại lụa với ưu nhược điểm khác nhau. Một số loại tơ tằm phổ biến như tơ tằm dâu, tơ tằm lạc, tờ tằm lá sắn, tơ tằm sồi,… Nhưng có lẽ, tơ tằm dâu vẫn là được ứng dụng nhiều nhất và chiếm tới 95% sản lượng tơ tằm hiện nay.

Qua nhiều năm tháng phát triển, vải lụa không chỉ được biết đến rộng rãi hơn mà còn được pha trộn cùng nhiều chất liệu khác tạo nên các loại vải cực phẩm được yêu thích trên toàn thế giới.

Lịch sử phát triển của vải lụa cotton

Khoảng hơn 6000 năm trước Công Nguyên thì nghề dệt lụa đã phát triển ở Trung Quốc và sau này khi họ biết nuôi tằm để lấy tơ thì chất vải lụa này càng được biết đến rộng rãi hơn. Ban đầu chỉ có vua mới có đặc quyền sử dụng vải lụa. Tuy nhiên sau khi ngành dệt tơ lụa phát triển thì các tầng lớp có địa vị và tiền bạc đều có thể sử dụng. Ban đầu là Trung Quốc đại lục, sau đó các sản phẩm lụa càng ngày càng lan rộng ra toàn bộ các vùng trong khu vực châu Á.

Tại Việt Nam, nghề nuôi tằm cũng được hình thành sớm và nhờ sự phát triển của các làng nghề mà truyền thống dệt lụa của chúng ta vẫn được bảo tồn tới ngày nay. Trong số đỏ vải lụa Hà Đông có lẽ vẫn là thương hiệu nổi tiếng nhất. Không chỉ có mẫu mã đa dạng, phong phú và đường dệt cũng vô cùng tinh xảo và bắt mắt.

Quy trình sản xuất vải lụa Cotton

Quy trình sản xuất cụ thể

Quá trình sản xuất vải lụa Cotton sẽ trải qua các bước sau:

Bước 1: Nuôi tằm

Nhộng tằm sau khi phát triển trong thời tiết mát mẻ thì người nuôi tằm sẽ nuôi chúng vào mùa xuân hoặc mùa thu. Mỗi con tằm này sẽ cần từ 23 đến 25 ngày từ khi nở tới khi nhả tơ cùng 4 lần lột xác.

Tằm sẽ ăn các loại lá dâu, lá sắn, … để sống và nhả tơ. Tùy theo thời gian trưởng thành của tằm mà người ta sẽ cho chúng ăn lá non hay lá già. Tằm có thể săn suốt đêm ngày và phát triển đến một kích thước tối đa sẽ nhả tơ và tạo kén.

Bước 2: Nhả tơ kén

Minh họa quá trình sản xuất vải lụa

Việc trồng dâu nuôi tằm sẽ cần đến một dụng cụ gọi là chiếc né. Chiếc né làm từ thân cây đay gồm 5 lớp với nhiều ô chữ nhật hỗ trợ cho việc nhả kén của tằm. Khi tằm nhả tơ sẽ có một vỏ bọc bên ngoài để định hình tổ kén. Sau đó chúng nằm trong kén, chuyển động liên tục để nhả tơ rồi tạo ra các sợi tơ có chiều dài lên tới cả ngàn km quấn quanh kén. Tơ của tằm là dạng sợi protein lỏng, màu trong suốt và hơi nhớt. Chúng sẽ đông cứng khi tiếp xúc với không khí và tạo thành sợi tơ để ươm.

Bước 3: Ươm tơ

Công đoạn kéo tơ từ kén sẽ tạo nên các sợi tơ thành phẩm phục vụ cho quá trình dệt thành lụa ở bước sau. Thường sẽ mất 1 tuần sau khi tằm lên chiếc né và mất thêm 5 ngày để ươm tơ.

Ươm tơ bằng cách thả kén vào nước đun sôi rồi đảo đều sao cho kén mềm và áo kén bong ra. Sau đó tìm mối gốc của tơ rồi rút ra và chập 10 sợi tơ lại thành 1 sợi lớn rồi mới quấn vào con quấn chuyên dụng.

Bước 4: Dệt thành lụa 

Nếu là vải lụa Cotton sẽ có cách dệt cũng như điều chỉnh độ dày mỏng tương xứng và thường dùng để phân biệt so với các loại vải lụa khác. Đây chính là quá trình quyết định độ dày mỏng, cứng mềm, bóng hay thô của sợi vải.

Bước 5: Nhuộm màu, pha trộn

Pha trộn cùng chất liệu Cotton để tăng thêm tính năng nổi trội cho sợi vải

Nhờ công đoạn này mà tính thẩm mỹ của các loại vải đã được hình thành. Vì vải lụa chỉ có màu cơ bản là màu trắng ngà nên để phục vụ cho nhiều ứng dụng khác nhau, nhà sản xuất buộc phải nhuộm màu và pha trộn thêm các chất liệu khác. Cụ thể ở đây là chất liệu Cotton.

Trước khi ngâm thuốc nhuộm người ta sẽ ngâm lụa trong nước nóng rồi loại bỏ sạch lớp keo bám trên bề mặt vải. Màu nhuộm thường được chiết từ các loại lá cây, rau củ để màu sắc tươi mới và không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Các đặc tính nổi trội của vải lụa Cotton

Dưới đây là những đặc tính cơ học, vật lý và hóa học của chất vải lụa Cotton đang được yêu thích nhất hiện nay. Việc nắm rõ đặc tính của vải sẽ giúp bạn sử dụng đúng mục đích mình đề ra. Cụ thể:

Về đặc tính cơ học

Vì bản chất lụa Cotton vẫn là vải lụa nên các sợi vải luôn chỉ co giãn ở mức trung bình. Tuy nhiên sợi vải rất chắc chắn so với các loại vải khác. Để giữ được sự bền bỉ của vải, bạn nên hạn chế để vải tiếp xúc với nước vì điều này có thể làm độ chắc chắn của vải lụa Cotton giảm đi 20%.

Về đặc tính vật lý

Chất vải sáng và mềm mịn

Bề mặt sợi tơ lụa khi cắt ngang có dạng tam giác, hình tròn nên khi dệt thành tấm vải lụa sẽ thể hiện rõ rệt lên thành phẩm. Nếu có ánh nắng chiếu vào thì sợi tơ sẽ ánh lên độ óng tự nhiên và đây được xem là đặc điểm vô cùng nổi trội của loại vải này. Nhờ độ mềm, mịn của vải lụa, độ thấm hút của cotton mà giá trị của lụa Cotton càng được đánh giá cao.

Về đặc tính hóa học

Vì lụa có tính dẫn điện và dẫn nhiệt kém nên khả năng giữ nhiệt rất tốt, đặc biệt nên dùng vào mùa đông lạnh giá sẽ rất phù hợp. Bạn cũng nên chú ý không phơi vải dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời để tránh vải bị mủn nhanh.

Những thế mạnh và nhược điểm còn tồn tại của vải lụa Cotton

Được pha trộn giữa chất lụa và Cotton, vải lụa Cotton mang cả ưu và nhược điểm của 2 chất liệu này. Bên dưới đây là tổng hợp các điểm mạnh và yếu của chất vải trên:

Ưu điểm

Đa dạng màu sắc, mẫu mã và tính thẩm mỹ cao

  • Giá thành rẻ hơn tương đối so với vải tơ lụa nguyên chất: Vì vải lụa cotton là phiên bản kết hợp, rẻ hơn rất nhiều so với chất liệu lụa 100% nhưng chất lượng lại không hề kém cạnh so với vải được dệt từ tơ lụa.
  • Mang ưu điểm nổi bật của vải cotton như khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt, vải đem đến sự thoải mái, thoáng mát và có độ dày vừa phải.

Thấm hút cực tốt

  • Chất vải rất dễ vệ sinh và bảo quản: Vải lụa cotton sẽ ít bám bẩn, có thể dễ dàng giặt sạch bằng tay hay bằng máy mà không ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong của sợi vải.

Nhược điểm cần khắc phục

Nhăn nhúm sau một thời gian sử dụng

  • Dễ bị mất (form) dáng: Bởi lẽ vải có thành phần cotton nên nó cũng có hạn chế là dễ bị nhăn nhúm hoặc mất dáng sau một thời gian sử dụng.
  • Độ bền không quá cao: Chất vải lụa cotton được dệt và kết hợp từ các chất liệu thiên nhiên nên độ bền không được cao như các loại vải được dệt bằng sợi nhân tạo.

Ứng dụng của vải lụa Cotton trong đời sống

Nhắc đến vải lụa Cotton, người ta không thể bỏ qua những công dụng tuyệt vời sau:

Ứng dụng trong lĩnh vực may mặc, thời trang

Các bộ cánh đẹp và sang trọng

Các trang phục bằng lụa Cotton luôn đem đến những giá trị không chỉ liên quan đến tính thẩm mỹ mà giá trị về sức khỏe cũng nổi trội vô cùng. Những ngày nắng nóng, khó chịu mà diện một bộ đồ làm từ lụa Cotton sẽ vô cùng thoáng mát và thấm hút mồ hôi. 

Không chỉ vậy, trên các sàn diễn thời trang, người ta cũng sử dụng khá nhiều vải lụa Cotton (lụa nhiều hơn Cotton) để tạo nên những bộ cánh đẹp, độc đáo và sang trọng nhất. 

Dùng để sản xuất các vật dụng trang trí

Rèm cửa đặc sắc, bắt mắt

Chẳng thể phủ nhận tính thẩm mỹ và hút mắt người nhìn, vải lụa Cotton được ứng dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực trang trí nội thất. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp các chiếc rèm cửa sặc sỡ, những chiếc màn che thoáng khí và đem lại cảm giác mát mẻ, thẩm mỹ cho cả căn nhà.

Dưới ánh nắng sớm mai, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp ánh kim cùng không gian sang trọng và tươi mới mà chất vải này đem lại cho căn nhà bạn.

Tạo nên các bộ chăn ga gối đệm chất lượng cao

Chăn gối cao cấp, chất lượng

Nhiều sản phẩm chăn ga gối đệm cao cấp hiện nay đều được sản xuất từ vải lụa Cotton, đem đến cho người dùng cảm giác thoải mái và dễ chịu nhất. Bên cạnh đó, sự thông thoáng và dễ chịu khi sử dụng khiến giá thành của chúng tương đối cao so với các sản phẩm chăn ga khác.

Một số ứng dụng khác

Ngoài các ứng dụng trên, lụa Cotton còn được sử dụng để sản xuất các mặt hàng thủ công, y tế như dùng để viết,, dùng làm chỉ trong phẫu thuật y học hiện đại,…

Bảo quản, vệ sinh vải lụa Cotton

Việc sử dụng vải ra sao sẽ quyết định độ bền và tính năng của chất vải. Vì thế, một số gợi ý sau sẽ phần nào hỗ trợ bạn bảo quản, vệ sinh để quá trình sử dụng được bền lâu hơn:

Về vấn đề vệ sinh sản phẩm từ vải lụa Cotton

Không sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh

Vì được sản xuất hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên nên bạn cần tránh giặt chúng chung với những loại vải khác để màu vải không bị phai hay co rút chỉ trong quá trình giặt.

Cụ thể: Bạn nên nhúng vải lụa vào nước ấm đã pha bột giặt từ trước rồi ngâm trong 5 phút. Nước giặt nên vừa đủ ấm là phù hợp. Sau đó, bạn vò nhẹ sản phẩm để tránh làm nhàu nát vải lụa Cotton rồi vò lại với nước sạch. Tuyệt đối không sử dụng hóa chất hay cồn để giặt vải vì chúng sẽ gây mất màu đã nhuộm làm sợi vải mất đi màu sắc tươi sáng ban đầu.

Bảo quản vải lụa Cotton như thế nào là tốt và bền lâu nhất?

Có nên là vải hay không?

Vào mỗi buổi sáng khi thức giấc, hãy mang các sản phẩm làm từ vải lụa Cotton đi phơi ở nơi thoáng mát và có ánh nắng dịu nhẹ.

Trên đây là những thông tin về vải lụa Cotton cũng như những ưu nhược điểm của loại vải này để bạn có thể sử dụng chúng sao cho phù hợp nhất với mục đích của bản thân mình. Hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích về loại vải này và sản xuất nên các sản phẩm đẹp và sang trọng nhất.

Feedback

Chat Zalo