Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Tìm hiểu về vải cotton 100%: Loại vải được cả nhân loại yêu thích

quanly 5065 lượt xem

Vải Cotton – Nhất là Vải Cotton 100% là 1 trong những chất liệu may mặc có lẽ đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm. Trước sự ra đời của rất nhiều loại vải mới, chất liệu này vẫn tìm được vị trí, được nhiều người sử dụng và có giá thành cao trên thị trường. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại vật liệu này để biết được vì sao chúng lại có được sức sống đáng nể đến vậy.

Xem thêm: Vải cotton là gì?

Vải cotton 100% là gì?

Vải Cotton 100% hay vải 100 Cotton loại chất liệu vải được dệt 100% từ sợi Cotton (tức sợi bông tự nhiên). Sợi bông tự nhiên được kéo từ quả của cây bông, chúng chỉ trải qua quá trình sơ chế, xử lý loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và bổ sung thêm 1 số chất bảo vệ (chống mục, mốc) nhằm gia tăng tuổi thọ của vải mà không bổ sung thêm vật liệu bổ trợ (các loại nhựa tổng hợp) nào khác. 

Vải 100 Cotton sử dụng trong may mặc được dệt từ sợi 100% tự nhiên

Vải sợi bông nguyên chất – cotton 100% thấm mồ hôi rất tốt, đem lại cảm giác thông thoáng cho người mặc, phù hợp để may trang phục tại những nơi có khí hậu nóng như nước ta. Tuy nhiên, loại vải này cũng tồn tại nhược điểm là chất vải khá cứng, giá thành cao do giá thành nguyên liệu cao.

Nguồn gốc của vải cotton

Vải cotton 100% là loại vải sơ khai ban đầu trước khi nhiều loại cotton pha sợi tổng hợp ra đời. Nguồn gốc, lịch sử phát triển của nó gắn liền với việc trồng trọt và thu hoặc quả bông của con người. Quá trình diễn ra cách đây hàng ngàn năm.

Chưa có mốc thời gian chính thức nhưng nghiên cứu của các nhà khoa học ngày nay cho đã phát hiện những mẩu sợi bông tuổi thọ 7000 năm sót lại trong các hang động tại Mexico. Giống bông này cũng chính là loài được trồng phổ biến tại Hoa Kỳ ngày nay.

Lịch sử cũng cho thấy, cây bông xuất hiện trong cuộc sống của cư dân nhiều quốc gia trên thế giới. 3000 năm TCN, loài cây này được người dân sống tại thung lũng sông Indus (Pakistan) trồng, thu hoạch để dệt vải. Cùng lúc đó, tại thung lũng sông Nile (Ai Cập), những người bản địa cũng biết đến loại cây này và ngày ngày dệt nên những tấm vải sợi bông tự nhiên.

Từ vùng Tây và Nam Á, vải cotton được các thương nhân mang đến châu Âu – dâng lên các đế chế Hy Lạp, La Mã và trở thành 1 trong những mặt hàng xa xỉ. Nhân loại vẫn chưa rõ quốc gia đầu tiên tạo nên vải cotton nhưng vai trò, vị trí của nó gắn liền với tiến trình phát triển của lịch sử loài người.

Loại vải này được sản xuất từ thủ công sang công nghiệp nhờ sự ra đời của máy kéo sợi và máy dệt (Bắt đầu từ cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại Anh). Thời kỳ Tư bản chủ nghĩa lên ngôi, sợi bông được phát triển nhiều tại các quốc gia thuộc địa như: Ấn Độ, Trung Quốc, châu Phi, châu Mỹ, …

Một bé gái trong nhà máy dệt vải thời xưa

Ngày nay, dù công nghiệp phát triển, nhiều chất liệu mới ra đời nhưng không gì có thể thay thế hoàn toàn sợi bông để tạo nên những tấm vải 100% cotton.

Quy trình sản xuất vải cotton 100%

Quá trình sản xuất vải cotton 100% ngày nay được góp sức của nhiều máy móc, công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, những bước cơ bản phần nhiều vẫn khá giống với phương pháp thời xưa. Người ta thường áp dụng 5 giai đoạn chính để dệt nên những tấm vải loại này.

Giai đoạn 1: Thu hoạch và phân loại xơ bông

Cây bông được trồng mới mỗi năm, chúng sinh trưởng và cho quả vào tháng 11 – 12 hàng năm. Chỉ khi quả bông chín và nứt ra mới phù hợp để thu hoạch, bởi vậy mà thường có 3 đợt thu hoạch chính được thực hiện.

Quả bông – Nguyên liệu dệt vải cotton

Đợt 1: Thu hoạch quả bông đã nở mọc dưới góc thân, lá.

Đợt 2: Thu hoạch những quả bông đã nở trên thân giữa cây. Thực hiện sau đợt 1 khoảng 1 – 15 ngày.

Đợt 3: Thu hoạch toàn bộ những quả bông đã nở nằm trên ngọn cây.

Sau khi thu hoạch, xơ bông được phân loại, chọn ra những quả chất lượng nhất. Chúng sẽ được phơi khô tạo những nơi đảm bảo thoáng mát, khô ráo để hạn chế tối đa việc lẫn tạp chất.

Giai đoạn 2: Tinh chế xơ bông

Đây chính là giai đoạn quan trọng nhất trong cả quá trình sản xuất vải cotton nói chung – nhất là với loại cotton 100%. Những quả bông đã được phơi khô trong giai đoạn trước được chuyển đến nhà máy tinh chế, chúng được xé nhỏ tách xơ rồi đưa vào lò nấu và lọc.

Quá trình nấu và lọc sẽ được tiến hành lặp lại nhiều lần để loại bỏ hết tạp chất bên trong bao gồm: Pectin, axit hữu cơ, nitơ và màu tự nhiên. Xơ bông sau bước 2 là loại xơ bông tinh chất nhưng có dạng lỏng để sẵn sàng cho các bước sau.

Giai đoạn 3: Hòa tan và kéo sợi

Bước sang giai đoạn 3, người ta bổ sung thêm vào xơ bông tinh chế dạng lỏng một số loại dung dịch đặc biệt để chúng trở thành dung dịch phù hợp lỏng, khi đó sẽ được hòa tan với một số dung dịch đặc biệt tạo thành hỗn hợp trước khi kéo sợi. Với vải cotton 100%, dung dịch này không pha thêm các loại sợi tổng hợp mà chỉ là 1 số chất tăng tính chất sợi.

Tiếp đó, người ra đưa hỗn hợp bông vào máy, chúng được ép qua các lỗ nhỏ trở thành những sợi mảnh kéo duỗi – đó chính là sợi cotton.

Giai đoạn 4: Dệt vải cotton

Những sợi vải thu được ở giai đoạn 3 sẽ được lắp vào máy dệt theo các nhóm sợi ngang và dọc. Dưới sự vận hành của máy, các sợi bản đan vào nhau trở thành những tấm vải hoàn chỉnh. Trong quá trình này, sợi vải sẽ tiếp tục được là bóng để trương nở và gia tăng khả năng thấm nước cũng như bắt màu.

Để vải có màu sắc đẹp, chúng được đưa đi tẩy trắng nhằm loại đi màu tự nhiên và các loại dầu mỡ. Khi đạt được độ trắng yêu cầu, vải sẽ được mang đi nhuộm.

Giai đoạn 5: Nhuộm vải cotton:

Để tấm vải thêm bắt mắt, người ta thêm màu sắc cho chúng bằng cách nhuộm vải. Trước đó, như chúng ta đã biết, để màu vải đẹp, dễ bắt và bền màu hơn, người ta đã tiến hành xử lý sợi vải và thêm vào các chất phụ gia hữu cơ sao cho hợp lý.

Loại thuốc nhuộm được sử dụng trong bước này thường là thuốc nhuộm tổng hợp, chúng được pha để tạo ra màu sắc hợp lý và nhuộm nhiều lần (nếu cần thiết). Sau mỗi lần nhuộm, vải được giặt lại nhiều lần để loại bỏ các sợi vải vụn, hợp chất, bụi bẩn còn sót lại trên mặt vải.

Ưu và nhược điểm của vải cotton 100%

Với chất liệu hoàn toàn tự nhiên, vải 100 cotton mang những đặc tính ưu – nhược điểm dễ nhận thấy:

Ưu điểm của vải cotton 100%

Vải 100 Cotton được ưa chuộng với nhiều ưu điểm vượt trội như:

Thoáng mát: Sợi vải có khoảng cách nhất định, mặc không bị bí, nóng, đem lại cảm giác thoải mái, mát mẻ và khô ráo.

Thấm hút tốt: Vải hút ẩm tốt, nhất là hút mồ hôi nên ít khi bị hôi, mốc

Độ bền cao: Chất liệu cotton 100 ít khi bị xô lệch, bung – đứt sợi, có thể giặt bằng máy, sử dụng được lâu dài.

An toàn: Vì có thành phần 100% sợi tự nhiên nên vải cotton 100 không gây khó chịu, dị ứng, kích ứng da kể cả đối với da nhạy cảm.

Đẹp, dễ nhuộm màu: Đặc tính thấm hút tốt của sợi bông cũng giúp cho loại vải này dễ thấm và ăn màu. Chính vì thế mà người ta có thể tạo ra nhiều mẫu vải nhiều màu sắc phục vụ may mặc, thiết kế, …

Vải 100 Cotton thoáng mát, bền, nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm

Nhược điểm của vải cotton 100%

Giá cao: Vì được dệt hoàn toàn từ sợi bông nên giá thành của loại vải này khá cao. Đó là lí do ngày nay chúng không còn phổ biến với đại đa số người dùng. Ngoài ra, loại vải này còn có độ thô, cứng nhất định và dễ nhăn do bản chất, kết cấu vốn có của sợi bông. Để khắc phục nhược điểm này, người ta có thể pha thêm sợi Spandex để vải mềm hơn cả về giá cũng như đặc tính. 

Cách nhận biết vải cotton 100%

Vải cotton ngày nay hết sức đa dạng và phong phú, ngoài cotton 100% sợi tự nhiên, rất nhiều loại vải sợi pha không có đủ đặc tính của vải chất lượng nhưng mạo nhận nhằm bán được giá cao. Để phân biệt vải vải cotton 100%, bạn có thể áp dụng 1 trong những phương pháp sau.

Nhận biết bằng giác quan

Bạn có thể dùng tay vò, chạm lên mặt vải để cảm nhận và phân biệt loại vải.

Phân biệt cotton sợi tự nhiên bằng giác quan

Vải Cotton 100%: Thường xuất hiện nếp nhăn hoặc nếp gấp khá rõ khi bị vò hoặc gấp.  Loại vải này cũng mịn và mềm mại, không bị sũ, không gây cảm giác lạnh tay như khi chạm vào các loại vải pha thông thường.

Vải Cotton pha: Thường ít hoặc không nhăn, nhàu khi vò. Vải có bề mặt bóng đẹp, khiến người dùng có cảm giác chúng có độ bền cao.

Nhận biết qua nhiệt

Nếu có điều kiện, hãy lấy 1 mẫu vải nhỏ và dùng bật lửa đốt thử, quan sát sự cháy và mẫu tro thu được:

Vải Cotton 100%: Khi cháy cho ngọn lửa có màu hồng, khói xám, vải cháy hoàn toàn và sinh ra vụn than bóp được hoàn toàn mà không chứa chất keo nhựa.

Đốt để phân biệt vải

Vải Cotton pha: Khi cháy có mùi khét (do sợi nhựa PE cháy), càng nặng mùi, khó cháy, lửa xanh chứng tỏ vải pha càng nhiều sợi tổng hợp. Sau cháy, vải vón thành cục đen, cứng – Đó chính là nhựa bị cháy khét – Tuỳ theo tỷ lệ sợi pha mà lượng nhựa sinh ra nhiều hay ít.

Nhận biết bằng nước

Cũng có thể nhận biết vải cotton 100% bằng cách nhỏ nước lên mặt vải:

Vải Cotton 100%: Thấm nước nhanh, chất lỏng lan đều trên bề mặt vải.

Vải cotton pha: Thấm nước chậm và kém hơn, nhiều loại thấm nước kém nếu chứa nhiều PE, cùng với đó, khả năng lan của chất lỏng cũng không đều.

Ứng dụng của vải cotton 100%

Vì thông thoáng, thấm hút tốt lại bền màu nên vải Cotton 100% được sử dụng để may quần áo. Những sản phẩm này được xếp vào loại chất lượng cao, an toàn, dịu nhẹ nên thích hợp cho thời trang cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Trong khi các loại vải Cotton cứng được dùng may đồ cho nam thì loại mềm mại hơn dùng cho nữ.

Loại vải này còn được dùng may vỏ chăn ga, gối, đệm và nhiều vật dụng khác đem lại vẻ đẹp, sự an toàn và thoải mái cho người sử dụng.

Ngoài may quần áo, chất liệu này còn được dùng may đồ dùng, vật dụng

Vải Cotton 100% quả xứng đáng là chất liệu yêu thích trong may mặc cũng như sản xuất đồ dùng. Nếu chuộng sự thoải mái, thoáng mát, lựa chọn mẫu vải này cho các mẫu trang phục, đồng phục hoặc vật dụng là lựa chọn lý tưởng nhất để đảm bảo sự an toàn và chất lượng vượt trội hơn các loại vải pha, vải sợi tổng hợp. Nếu cảm thấy quá khó lựa chọn, hãy chia sẻ với chúng tôi để nhận tư vấn cũng như mua – may được những mẫu đồng phục từ loại vải ưng ý nhất!

 

 

Feedback

Chat Zalo