Chất liệu Hiflex là gì? Các loại bạt Hiflex trên thị trường
Hiflex quảng cáo là chất liệu đang được dùng rất phổ biến ngày này. Tuy vậy, không phải ai ai trong chúng ta cũng hiểu rõ được chất liệu Hiflex là gì và những nguyên tắc cơ bản khi in vật liệu này. Chính vì vậy, hãy cùng Thiện Linh tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Khái niệm chất liệu Hiflex
Hiflex với thành phần chính là nhựa PVC với hai gam màu chính là màu trắng đục và trắng sữa. Điểm nổi bật dòng chất liệu này là khả năng chịu nhiệt cực kỳ tốt nên rất được ưa chuộng hiện nay.
2. Ứng dụng của chất liệu Hiflex
Hiflex được sử dụng rộng rãi để in các dòng sản phẩm quảng cáo kể đến như:
- Hộp đèn hay bảng hiệu.
- Bảng nội quy.
- Banner (gắn standee).
- Bangrol khai trương.
- Mặt dựng.
- Tranh ảnh.
3. Những loại chất liệu Hiflex chính trên thị trường hiện nay
3.1. Hiflex xuyên đèn
Hiflex xuyên đèn thường có độ dày mỏng khác nhau có khả năng xuyên sáng tốt và được ứng dụng làm các biển quảng cáo, banner, poster, …
3.2. Hiflex không xuyên đèn
Đây là dòng chất liệu khá dày chống xuyên đèn dùng làm các bảng quảng cáo ngoài trời hay pano không chiếu đèn hoặc đèn được hắt từ phía ngoài.
4. Độ dày của những loại bạt Hiflex hiện nay
Trên thị trường hiện tại có rất nhiều kích cỡ, giá thành bạt Hiflex khác nhau và tuỳ thuộc vào nhu cầu cũng như mục đích dùng mà chúng ta có thể lựa chọn độ dày mỏng phù hợp. Dưới đây là một số thông số cơ bản của bạt Hiflex:
- Loại mỏng: độ dày trong khoảng từ 0.32 – 0.34 mm ứng phổ biến trong làm hộp đèn hay băng rôn xuyên sáng.
- Loại trung bình: với độ dày trong khoảng từ 0.36mm – 0.38mm tương đối dày nên hay được sử dụng làm biển hộp đèn, backdrop sân khấu, biển đơn,…
- Loại dày: có độ dày trên 0.46mm dùng làm những bạt kích thước lớn treo ở những vị trí có gió.
- Loại bạt hiflex 2 da: là loại chất liệu có khả năng chống xuyên đèn vô cùng tốt.
5. Nguyên tắc cơ bản khi in Hiflex
5.1. Độ phân giải cùng kích thước file phù hợp
Mấu chốt đầu tiên khi in Hiflex đó chính là file in phải đạt tiêu chuẩn: không quá nhỏ, quá mờ và phải đảm bảo độ phân giải thích hợp
Nếu sử dụng chất liệu Hiflex làm bảng hiệu thì cần file ảnh có độ phân giải 72 dpi – 150 dpi là đủ.
5.2. Hệ màu sử dụng để in bạt Hiflex
Khi in bạt Hiflex nên chọn hệ màu CMYK.
5.3. Khi in bạt giá rẻ cần đảm bảo một số yêu cầu
- Khi in cần chừa mỗi bên biên ít nhất 5cm để phục vụ cho quá trình thi công như: nối bạt, đóng khoen hay gấp mép.
- Đối với in băng rôn cần chừa khoảng 10cm cho vị trí 2 đầu.
- Cần nắm rõ nhu cầu in bạt Hiflex để in đúng độ dài tránh những sự việc nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra.
- Cho dù dùng với bất kỳ mục đích nào thì bắt buộc chừa biên cho mọi bản in để đảm bảo hiệu quả cho việc thi công.
5.4. Khi đặt in hiflex cần định dạng file
Khi xử lý xong khổ in cũng như độ phân giải đó chính là khâu định dạng file để in . Chúng ta có thể xuất ra các dạng như jpg, pdf, eps, jpeg, png,…
5.5. Khổ bạt in Hiflex
Hiện nay có hai khổ máy in Hiflex phổ biến nhất đó chính là: 1,5 m và 3,2 m.
Ngoài ra, đối với những yêu cầu đặt in với số lượng cùng kích thước lớn thì các thợ thi công sẽ tiến hành kỹ thuật nối bạt để tạo nên bản in khổ lớn.
6. Đơn vị in bạt Hiflex uy tín trên thị trường hiện nay
IN VẢI 3D THIỆN LINH là công ty thiết kế và in ấn chuyên nghiệp uy tín với tiêu chí:
- Tư vấn và báo giá chính xác và nhanh chóng.
- Giá cả cạnh tranh.
- Có dịch vụ giao hàng toàn quốc
- Hỗ trợ xuất hóa đơn cho doanh nghiệp.
- Đội ngũ kỹ thuật viên lành nghề.
Trên đây toàn bộ những thông tin về việc chất liệu Hiflex. Hy vọng sẽ đem đến nhiều kiến thức bổ ích cho đọc giả. Nếu ai trong chúng ta đang có nhu cầu in Hiflex thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua địa chỉ:
CÔNG TY IN VẢI 3D THIỆN LINH
Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên – Bồ Đề – Long Biên – Hà Nội
Số điện thoại: 0389 635 344
Website: https://invaithienlinh.vn