Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Giải đáp thắc mắc tất tần tật về loại vải giá rẻ – vải nỉ thường

quanly 4721 lượt xem

Ngành vải, may mặc đã có từ hàng trăm hàng nghìn năm qua. Theo thời gian, vải vóc ngày càng có nhiều loại mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bạn nghe qua về vải nỉ thường và biết rất nhiều người sử dụng nó. Tuy nhiên loại vải này là loại vải như thế nào, công dụng của nó ra sao, ưu và nhược điểm của nó là gì? Hãy cùng nhau giải đáp thắc mắc về loại vải này qua phần dưới đây của bài viết cùng chúng tôi.

       >>>> Xem thêm: Vải nỉ da cá là gì?

Vải nỉ thường là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải nỉ trong cuộc sống

Vải nỉ thường là gì?

Vải nỉ thường có tên gọi tiếng Anh là Polar Fleece. Đây là một loại phải kết hợp giữa các loại vải như vải cotton, vải tổng hợp… với len. Vải thường nỉ được gọi là đứa con lai giữa len và vải thun cotton. Đặc điểm của loại vải thường là nó khá dễ thấm nước và có độ mềm nhất định. Bề mặt của vải nỉ êm nhờ được bao phủ bởi lớp lông len mịn màng.

Điều này đã tạo nên sự kết hợp giữa sự mềm mịn cao, độ co giãn, giả năng thấm hút giữa cotton và len. Nhưng giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều cho những người không có điều kiện mua và sử dụng vải len.

Khái niệm về loại vải nỉ

Như đã chia sẻ, ngoài vải nỉ thường thì trên thị trường còn có nhiều loại vải nỉ khác như: vải nỉ Hàn Quốc, vải nỉ da cá… Nhưng nhìn chung thì vải nỉ thường vẫn là loại vải được ưa chuộng nhất trong các loại vải nỉ.

Nguồn gốc và lịch sử hình thành của vải nỉ thường

Vải nỉ thường được hình thành từ hơn một trăm năm nay. Nó thực sự phổ biến từ những năm 1990 nhờ việc đáp ứng được nhu cầu sử dụng, giảm giá thành sản phẩm nên cho đến ngày nay loại vải này vẫn được ưa chuộng rộng rãi.

Vải nỉ có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ và Mông Cổ. Bởi đây là 2 quốc gia có thể nói là khá khắc nghiệt do mùa hè ngắn và mùa đông dài. Nên 2 quốc gia này gần như có khí hậu lạnh quanh năm.

Sự biến đổi khí hậu cực đoan này đã khiến cuộc sống của con người trở nên khó khăn. Để khắc phục ảnh hưởng của thời tiết cũng như tiết kiệm, tăng năng suất xuất khẩu len ra thị trường tiềm năng mà vải nỉ ra đời.

Nguồn gốc của vải nỉ

Vải nỉ ngoài việc may quần áo để giữ ấm. Nó còn thường được sử dụng để phục vụ cuộc sống hằng ngày với đa dạng các vật dụng khác nhau như: chăn gối, vật liệu bọc ghế, thảm hoặc các loại phụ kiện, đồ handmade…

Quy trình sản xuất vải nỉ thường

Quy trình sản xuất của vải nỉ thường khá phức tạp. Tùy thuộc vào mỗi đơn vị sản xuất vải mà sẽ có những bí quyết, tỉ lệ riêng. Nhưng nhìn chung, quy trình sản xuất vải nỉ gồm 7 bước sau:

  • Bước 1: Pha trộn các nguyên liệu cấu thành vải nỉ. Các nguyên liệu này có tỉ lệ không giống nhau do các nhà sản xuất luôn có những bí quyết, kinh tế và yêu cầu riêng cho sản phẩm đầu ra.
  • Bước 2: Sau khi pha trộn các nguyên liệu thì sẽ đến bước chải thô sợi vải nỉ.
  • Bước 3: Tiếp đến, các sợi vải đã được chải thô thì sẽ đến bước dệt vải nỉ.
  • Bước 4: Sau khi dệt thành tấm, người ta cho đem sản phẩm đi phơi khô.
  • Bước 5: Khi vải đã khô ở 1 mức độ nhất định, vải nỉ sẽ đến bước ép chặt vải. Điều này nhằm giúp kết cấu vải bền hơn, tạo mặt phẳng cho người sử dụng có thể dễ dàng sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.
  • Bước 6: Vải được ép chặt, tạo thành sản phẩm đạt chất lượng sẽ được đem đi vệ sinh trước khi cung cấp ra thị trường. Điều này khô chỉ giúp sản phẩm kháng khuẩn mà còn làm cho màu tấm vải bền, ít bị phai hơn.
  • Bước 7: Cuối cùng trước khi tung ra thị trường thì vải nỉ thường sẽ được cán láng. Điều này làm tăng thêm độ êm mịn, mềm mại của vải nỉ.

Quy trình sản xuất vải nỉ

Vải nỉ thành phẩm khi được mang ra phân phối bên ngoài thị trường đều trải qua 7 bước này. Như vậy vải sẽ rất dễ tạo kiểu, tạo điều kiện cho các nhà thiết kế thoải mái sáng tạo. Sao cho phù hợp với phong cách và mục đích sử dụng. Hoặc họ cũng dễ dàng hơn trong việc tạo hình theo mẫu có sẵn.

Mức giá của vải nỉ thường sẽ có các phân khúc từ bình dân đến cao cấp. Tùy thuộc vào loại sản phẩm bạn định tạo ra, phân khúc khách hàng bạn hướng đến cũng như tài chính mà sẽ có sự lựa chọn dành riêng cho mình. 

Đặc tính cơ bản của vải nỉ thường là gì?

Vải nỉ thường tuy không mỏng như vải thun cotton nhưng nếu so với vải len thì loại vải này mỏng hơn nhiều. Ngoài ra, vải nỉ thường có độ đổ lông rất nhẹ, độ co giãn lại khá tổ.

Đặc tính của vải nỉ thường là gì?

Bởi vì thế mà loại vải này ngoài làm các đồ dùng giữ ấm thì tại nước ta còn được dùng cho các đồ vật handmade: móc chìa khóa, gối tựa… Một đặc tính cũng được nhiều người quan tâm chính là loại vải này có màu sắc đa dạng, giá thành lại cực kỳ hợp lý.

Ưu và nhược điểm của vải nỉ thường

Bất kỳ sản phẩm nào cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Vì vậy dưới đây là những ưu và nhược điểm của loại vải nỉ thường này.

Ưu điểm của vải nỉ thường

  • Vải nỉ thường mềm và có khả năng giữ ấm khá tốt: Theo nghiên cứu và thống kê đánh giá từ những người tiêu dùng thì vải nỉ thường đôi khi còn ấm hơn nhiều các loại vải khác trên thị trường như: vải bông, vải len… Lý do loại vải này có khả năng giữ ấm tốt hơn là nhờ lớp lông ngắn mịn đã qua xử lý tại cả 2 mặt trong và ngoài của vải nỉ.
  • Với vải nỉ, người sử dụng có thể mặc được cả 2 mặt. Điểm đặc biệt của vải nỉ nói chung và vải nỉ thường nói riêng là nó không phân 2 mặt trái hay phải. Bởi với cách sản xuất đặc biệt đã làm cho cấu trúc vải là 2 mặt song song. Do đó người tiêu dùng có thể sử dụng cả 2 loại khá tiện lợi.
  • Thích hợp sử dụng vào những ngày lạnh là một ưu điểm khác của vải nỉ. Như đã chia sẻ, vải nỉ có khả năng giữ ấm nên khi trời trở lạnh hoặc có mưa phùn, các loại quần áo làm từ vải nỉ có công dụng giữ ẩm khá tốt cho người sử dụng.
  • Vải nỉ có giá thành rẻ, a dạng màu sắc và kiểu dáng. Một trong những yếu tố khiến vải nỉ vẫn còn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay mặc dù có rất nhiều loại vải mới ra đời chính ra giá thành hợp lý, màu sắc đa dạng cũng như kiểu dáng. Việc này giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với phong cách và sở thích.

Vải nỉ thường được sử dụng làm quần áo, chăn gối…

Nhược điểm của vải nỉ thường

Vải nỉ thường được làm từ vải cotton và vải len nên nó cực kỳ dễ thấm nước. Nếu bạn đã từng được thử hoặc sử dụng qua loại vải này sẽ biết rằng đây là loại vải có độ thấm hút nước khá cao. Vì vậy, đây là một trong những nhược điểm của loại vải này.

Ví dụ bạn dùng vải nỉ để may gối tựa hoặc dùng để bọc ghế lười cho ngôi nhà mình. Chẳng may bạn lỡ làm đổ nước lên ghế lười thì chắc chắn ghế lười ấy sẽ hút hết nước bị đổ. Điều này khiến cho việc vệ sinh và làm khô trở nên khó khăn và mất thời gian hơn rất nhiều.

Một điểm trừ tiếp theo của vải nỉ là nhanh bẩn. Do kết hợp từ vải cotton và len nên nó là một chất liệu rất dễ bẩn cũng như bị bị bẩn rất khó vệ sinh, làm sạch lại như ban đầu. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng e ngại khi sử dụng loại sản phẩm vải nỉ thường này.

Ứng dụng của vải nỉ thường trong đời sống

  • Như đã chia sẻ, vải nỉ thường được sử dụng nhiều trong đời sống như:
  • Dùng giữ ấm cho các loại đồ như: đồ lặn, đồ phi hành gia, đồ bảo hộ hoặc các loại quần áo ở những nước có khí hậu lạnh quanh năm.
  • Sử dụng trong việc may các loại chăn mền, gối, ga… để giữ ấm cho trẻ nhỏ hoặc người lớn.
  • Dùng để làm các đồ vật handmade làm quà tặng: móc khóa, gối tựa, gối ôm, gấu bông…
  • May thảm hoặc các miếng lót ly do nó có tính thấm hút tốt và giá thành rẻ.

Cách phân biệt vải nỉ thường

Vì vải nỉ được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nên nếu bạn mua vải nỉ thường cần lưu ý 1 số cách sau đây để có thể mua được hàng chất lượng, tương xứng với số tiền mình bỏ ra:

  • Cách phân biệt đơn giản nhất chính là quan sát bằng mắt. Vải nỉ thường tốt trên bề mặt sẽ có 1 lớp lông ngắn, sợi khá tơi và có cảm giác chúng khá mềm.

Cách giặt và bảo quản vải nỉ

Cách giặt vải nỉ thường

  • Khi mới mua về, bạn cần đem phơi ngoài nắng (lưu ý nên phơi nắng chiều và chỉ nên phơi từ 2 đến 3 tiếng là tối đa) để hạn chế vải bị lem màu.
  • Sau đó chỉ cần ngâm và giặt với xà bông sữa tắm rồi xả với nước xả vải để giúp sản phẩm mềm hơn. Các lần sau có thể giặt bằng máy nhưng lưu ý chọn tốc độ quay nhẹ, không giặt với nước nóng để tránh làm bay màu và hư sản phẩm.

Cách bảo quản vải nỉ thường

  • Sau 1 thời gian sử dụng dù có giặt đúng cách thì vải vẫn sẽ bị xù lông. Lúc này bạn chỉ cần dùng kéo nhỏ hoặc dao lam cạo nhẹ bề mặt là lớn lông xù sẽ biến mất. Trả lại bề mặt êm mịn như ban đầu.
  • Hạn chế để vải nỉ thấp nước, khi vô tình bị thấm hãy đem phơi hoặc giặt với xà bông ít chất tẩy rửa để hạn chế vải bị xuống cấp, xù lông.

Phía trên là tổng hợp những thông tin về vải nỉ thường mà chúng tôi gửi đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết này giúp bạn hiểu hơn về loại vải này cũng như bỏ túi được những kinh nghiệm giặt và bảo quản sản phẩm sao cho bền đẹp theo thời gian.

 

Feedback

Chat Zalo