Những điều bạn chưa biết về vải lụa tơ tằm – Loại vải thượng hạng hiện nay
Vải lụa tơ tằm là gì? Chúng được sản xuất như thế nào? Vải có ưu nhược điểm và đặc tính gì? Tất cả những vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết hôm nay. Vì vậy, bạn đừng nên bỏ qua bất cứ thông tin nào mà chúng tôi cung cấp bên dưới nhé!
Vải lụa tơ tằm là gì?
Tìm hiểu về vải lụa tơ tằm
Vải lụa tơ tằm hay còn được gọi là chất vải tự nhiên do 100% thành phần của chúng được dệt từ tơ tằm. Tất cả quy trình sản xuất chất vải kể trên đều thực hiện theo phương pháp thủ công kể từ lúc: Nuôi tằm, lấy kén, thu tơ và đến công đoạn làm lụa. Toàn bộ công việc trên hoàn toàn không có sự can thiệp của bất kỳ loại máy móc, thiết bị hay hóa chất nào.
Chất vải cao cấp, có giá trị lớn
Loại vải này được rất nhiều vua chúa, quan lại thời xưa yêu thích và chúng tượng trưng cho giới thượng lưu, quyền quý. Do chất vải tốt, mặc khá thoải mái và phản sáng với vẻ ngoài bóng mịn, sang trọng.
Tuy nhiên, nhân loại ngày càng phát triển đã khiến vải lụa tơ tằm ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trước. Đặc biệt, tơ tằm là vải được ngành thời trang yêu thích và tận dụng nhiều nhất. Ngoài ra, lụa tơ tằm cũng góp mặt trong một số phụ kiện hoặc đồ trang trí….
Vậy vải lụa tơ tằm có bao nhiêu loại?
Hiện tại, lụa tơ tằm trên thị trường có 3 loại tiêu biểu và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo bên dưới:
Lụa tơ tằm có nhiều loại
- Satin tơ tằm : Satin là chất vải mang độ bóng đẹp, sở cảm giác mềm mại và nhẹ .
- Mutsolin tơ tằm: Mutsolin cũng có những đặc tính của Satin như mỏng, mềm và nhẹ, tuy nhiên chất liệu này lại có độ rủ cao.
- Crếp tơ tằm: Crếp có đặc điểm khá đặc biệt đó là độ xốp cao ngoài ra loại vải cũng có tính chất tương tự hai loại lụa tơ tằm trên.
Bạn đã biết thành phần bên trong của của vải lụa tơ tằm?
Tơ tằm là mặt hàng quý hiếm có giá trị cao và được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành dệt từ xa xưa. Đây là sản phẩm kết tinh từ quá trình con tằm ăn dâu đến khi chúng ươm tơ thành công.
Lụa tơ tằm có 75% Fibroin
Bên trong của sợi tơ chứa khoảng 75% Fibroin, đây là một thành phần chính trong tơ tằm. Nhờ đó, sợi tơ của loại vải lụa này rất mỏng, mặt cắt ngang trong như hình tam giác. Nên tơ sở hữu độ bóng đẹp mắt, đặc biệt loại tơ được nuôi nhân tạo sẽ mang độ bóng mịn cao hơn hẳn tơ dại từ môi trường thiên nhiên. Thông thường, tơ nuôi sẽ có hai màu trắng hoặc kem, nhưng tơ dại lại có tới 3 màu nâu, xanh hoặc màu vàng cam.
Sợi tơ tằm có độ bền cao, nên chất vải lụa cũng có đặc tính bền vững nhất hiện nay. Tuy nhiên, độ bền của vải sẽ bị giảm xuống khoảng 20% chúng được đặt trong môi trường nước.
Thế nhưng, vải lụa tơ tằm vẫn được nhiều người lựa chọn do ít bị mài mòn, trọng lượng nhẹ, tuy nhiên cũng dễ nhăn. Bên cạnh đó, tơ có thể hấp thụ nước nhanh nhưng cho khả năng thải hơi tốt. Bởi vậy những sản phẩm như quần áo làm từ chất vải này không gây mùi hôi khó chịu dù bạn có mặc chúng nguyên ngày đi chăng nữa.
Quy trình sản xuất vải lụa
Lụa tơ tằm được sản xuất theo quy trình đặc biệt, qua nhiều công đoạn kỳ công mới cho ra đời sản phẩm cao cấp nhất. Như sau:
Kén tơ tằm
- Nuôi tằm: Tằm được cho ăn dâu và trải qua 3 lần lột xác đến khi trưởng thành bắt đầu tạo kén.
- Làm kén – nhả tơ: Lúc tầm chính, chúng được đưa lên né bắt đầu giai đoạn nhả tơ, tạo kén và nằm yên trong đó khoảng 6 ngày. Khi tằm biến thành nhộng cũng là lúc gỡ kén sau đó đến quy trình ươm tơ.
- Ươm tơ: Trong thời gian 7 ngày tầm nằm né và phải ươm hết tơ trong 5 ngày để tránh tầm biến thành ngài làm sợi tơ bị ảnh hưởng chất lượng.
- Dệt lụa: Những sợi tơ thu được sẽ được mang đi dệt thủ công và tạo thành những tấm vải lụa tơ tằm.
- Nhuộm màu: Sản phẩm được tạo ra từ bước dệt lụa sẽ trải qua công đoạn nhuộm màu để chúng trở nên bắt mắt và phù hợp xu hướng thị trường.
Những đặc tính cơ bản của vải lụa
Lụa tơ tằm thuộc chất vải làm từ sợi tơ thiên nhiên đồng thời chúng được sản xuất bằng tay. Do đó, chất vải chứa đựng tinh túy của tự nhiên và lưu giữ bản chất độc đáo tơ tằm thượng hạng. Vải lụa tơ tằm sở hữu 3 tính chất chuyên biệt mà ít ai biết đến, bao gồm: Tính vật lý, tính cơ học và hóa học…..
Đặc tính vật lý
Vải lụa tơ tằm có cấu tạo vô cùng đặc biệt, nằm ở sợi tơ tằm kết cấu theo hình tam giác và phần góc của chúng bo tròn. Nhờ điều này, khi ánh sáng chiếu vào chất vải chúng tự nhiên phát sáng, tạo sự óng ánh đẹp mắt. Đặc biệt, ánh sáng chiếu đến bất kỳ góc độ nào, vải vẫn thể hiện được tính chất vật lý đặc trưng của chúng.
Chất lụa sáng bóng, mịn màng
Khác hoàn toàn với những chất vải được dệt từ thành phần sợi nhân tạo gây nóng do vải dày và trọng lượng nặng. Thì vải lụa tơ tằm rất mềm mịn, tương đối mỏng nên nhẹ và tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho người mặt.
Đặc tính hóa học
Do được làm từ sợi tơ tằm tự nhiên nên vải lụa tơ tằm có khả năng giữ ẩm, giữ nước vô cùng tốt. Ngoài ra, vải có độ dãn nhiệt cũng như khả năng dẫn điện kém nên chúng thường được thiết kế thành quần áo để mặc vào mùa đông hoặc thời tiết lạnh.
Tính cơ học
Sợi tơ của con tằm là một trong những loại tơ chắc chắn nhất hiện nay, vì lẽ đó mà vải lụa tơ tằm cũng đạt độ bền tuyệt đối. Với tính chất cơ học này kết hợp cùng đặc tính vật lý sáng bóng trên, đã biến chất vải này trở thành nữ hoàng của các loại vải.
Ưu và nhược điểm của vải lụa tơ tằm không phải ai cũng biết
Đây là chất vải có nhiều ưu điểm vượt trội nên chúng được nhiều người yêu thích và có giá thành khá cao. Tuy nhiên, loại vải này cũng mang ít nhược điểm nhưng cũng không cần quá quan tâm đến chúng.
Ưu điểm
Ưu điểm của vải lụa tơ tằm cụ thể như sau:
Chất vải mát mẻ nhưng không lạnh
- Mềm mại, mỏng manh nên tạo cho người mặc cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
- Khá nhẹ nên vải mang đến sự thoải mái, nhẹ nhàng khi sử dụng.
- Lụa tơ tằm độ sáng bóng cao, mịn màng do đó chúng cho người dùng một hình ảnh sang trọng, quý phái và đẳng cấp.
- Vải có tác dụng phản lại ánh sáng khá tốt, nên không hấp thụ ánh nắng, từ đó chúng hạn chế sự nóng bức khi mặc vào mùa hè.
- Có khả năng giữ ẩm nên được dùng làm trang phục mùa đông để làm ấm cơ thể.
Nhược điểm
Vải ít co giãn và không có nhiều hoa văn
- Khi chất liệu lụa tơ tằm bị dơ cũng sẽ thu hút sâu bọ đến
- Độ bền của lụa tơ tằm bị hạn chế khi phơi chúng trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc đặt trong môi trường ẩm ướt thường xuyên.
- Mồ hôi của con người khiến vải bị ố vàng.
- Không thể thiết kế hoa văn trên vải nên chất liệu lụa tơ tằm thường ít mẫu mã, kiểu dáng hơn so với chất vải khác.
- Ít co giãn
- Dễ bị nhăn và khó quay về trạng thái thẳng như ban đầu dù dùng đến bàn ủi để làm thẳng chúng.
Ứng dụng đa dạng của vải lụa tơ tằm
Chất vải này được ứng dụng đa dạng trong mọi lĩnh vực của đời sống hiện nay. Để xem có những thông tin nào mà bạn không biết không nhé!
Trong may mặc
Chắc hẳn đây là lĩnh vực chuyên dùng vải lụa tơ tằm thân quen nhất của mọi người rồi. Đặc biệt, dưới xã hội phát triển thì nhu cầu may mặc được chú trọng hơn bao giờ hết. Vì lẽ đó, một chất vải sang trọng, thời thượng như vải lụa làm từ sợi tơ thiên nhiên này lại được tận dụng triệt để nhất.
Áo dài lụa tơ tằm đẹp mắt
Ngoài ra, con người đang có xu hướng phát triển những ngành nghề truyền thống, chẳng hạn như lụa Hà Đông. Nên dòng sản phẩm đến từ loại vải này luôn được quan tâm, chú trọng hơn cả. Một số sản phẩm tiêu biểu như: Áo dài, đầm, váy, cà vạt, khăn choàng cổ….
Trong trang trí nội thất
Lụa tơ tằm mang vẻ ngoài sang trọng, đẳng cấp vì thế chúng cũng được ưu ái nhiều trong lĩnh vực trang trí nội thất. Những sản phẩm làm từ chất vải này luôn đem đến cho không gian căn nhà sáng sủa, thời thượng.
Chiếc sofa làm từ chất lụa tơ tằm cao cấp
Bạn sẽ cảm thấy thú vị khi ngồi trên chiếc ghế sofa đầy mềm mại và mát mẻ nhờ chất vải lụa tơ tằm bên dưới. Chúng tôi tin chắc, những mệt mỏi, ưu phiền của bạn sẽ vơi đi khi cảm giác thư thái trong người bạn kéo đến từ chiếc ghế này.
Một thông tin khá hấp dẫn là nội thất được sản xuất từ lụa tơ tằm có rất nhiều loại cùng lợi ích khác nhau, cụ thể:
Sofa, nệm đều giúp giải tỏa căng thẳng và thư giãn cho người dùng.
- Rèm cửa tạo không gian sang trọng cho ngôi nhà
- Làm thành những bông hoa vải lụa tơ tằm để trang trí không gian phòng khách, phòng ăn….
- Sofa, nệm giúp người dùng thư giãn.
Trong hội họa
Một bức tranh thêu từ chất vải lụa tơ tằm không chỉ là tác phẩm nghệ thuật đắt già mà còn cực kỳ công để tạo nên. Chúng mang sự mềm mại của lụa hài hòa với những đường thêu tinh xảo đã khắc họa một tác phẩm nghệ thuật đẳng cấp, khó có tác phẩm nào sánh bằng.
Cách phân biệt vải lụa 100% tơ tằm và vải lụa pha
Phân biệt vải lụa 100% tơ tằm và vải pha tương đối dễ, bạn thực hiện như sau:
Lụa tơ tằm có trọng lượng nhẹ, rất mỏng và chỉ có 1 màu hay họa tiết đơn giản do dệt truyền thống. Khi sờ cho cảm giác mát nhưng không lạnh và không hề dính vào vào da khi mặc. Dùng lửa đốt lụa tơ tằm sẽ có mùi khét đặc trưng của tóc, sau đó lửa tắt liền, không nóng khi xoa vào lớp cháy như muội than.
Vải mỏng, mềm mịn có vẻ ngoài sáng bóng
Trong khi đó, những loại lụa pha như 95% tơ tằm và 5% polyester, khi đốt cháy sẽ có mùi như bịch nylon, vết cháy vón cục và nóng. Nếu chất vải có 50% sợi tơ tằm pha 50% cotton, khi cháy có mùi như giấy bị khét nhưng không cháy thành muội than như lụa tơ tằm thật. Đặc biệt, lụa pha thường có hoa văn đa dạng và nhiều màu sắc, nên bạn hãy lưu ý điểm này để phân biệt với chất vải lụa tơ tằm thật.
Cách giặt và bảo quản
Để sản phẩm từ vải đạt độ bền tốt nhất, bạn hãy chú ý khi giặt và bảo quản chúng như sau:
Cách giặt
- Chỉ dùng xà phòng trung tính và giặt nhẹ nhàng bằng tay không nên giặt bằng máy giặt, vò mạnh để tránh vải bị nhăn.
- Áo dài có màu đậm cần phải giặt riêng để không bị phai màu.
Cách bảo quản
- Phơi vải ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào chúng.
- Làm phẳng vải bằng cách lấy khăn ẩm để lên mặt vải.
Vừa qua là những thông tin mới nhất về vải lụa tơ tằm, gồm quy trình sản xuất, tính chất, ưu nhược điểm, ứng dụng…. Hy vọng, bài viết mang đến bạn những kiến thức bổ ích về loại vải cũng như cách phân biệt đâu là hàng thật và giả để không mất quyền lợi khi dùng sản phẩm.