Vải không dệt: Nguồn gốc, đặc điểm, quy trình sản xuất
Vải không dệt là gì? Tại sao vải không dệt ngày càng được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong đời sống hàng ngày. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về vải không dệt nhé!
Xem thêm: 4 Kỹ thuật in trên vải thông dụng nhất hiện nay
Vải không dệt là gì?
Vải không dệt là loại vải không được tạo ra bằng phương pháp dệt kim hay dệt thoi thông thường mà chúng được tổng hợp từ các hạt nhựa tổng hợp. Nhựa được nung nóng sau đó kéo sợi để sản xuất thành vải sau đó đem đi xử lý nhiệt, hóa chất để tạo nên những tấm vải xốp, nhẹ.
Nguồn gốc của vải không dệt
Vải không dệt có nguồn gốc tại Châu Âu vào thế kỷ XIX do kỹ sư Garnett phát hiện ra. Ông phát hiện 1 lượng lớn chất xơ bị bỏ đi khi cắt vải nên đã dùng chúng làm ruột gối sau đó phát minh ra cách gắn chúng lại với nhau bằng keo dán.
Quy trình sản xuất vải không dệt
Bước 1: Tạo màng
Mảng vải được tạo ra bằng phương pháp khí hoặc ướt, dùng máy chải để tạo màng và phương pháp khác như MB, SB, kéo màng tốc độ cao.
Bước 2: Xếp màng xơ
Xếp cách sợi tổng hợp sau đó kéo dãn lên máy trộn rồi cuốn thành màng xơ.
Bước 3: Liên kết màng xơ
Màng xơ được liên kết với nhau bằng bằng cách như xuyên kim, làm rối thủy lực, hóa học, dùng sóng siêu âm, cán lá, kết dính nhiệt… để cho ra từng thành phẩm phục vụ mục đích khác nhau.
Bước 4: Xử lý hoàn tất:
Vải được tráng phủ và đốt lên bề mặt vải sau đó được in và dát mỏng theo yêu cầu của người tiêu dùng.
Đặc điểm của vải không dệt
Cùng tham khảo ngay những đặc điểm nổi bật nhất của vải không dệt trong nội dung dưới đây nhé!
Không cần dệt mà vẫn thành vải
Vải không dệt được hình thành trên sự tác động của nhiệt từ máy móc hoặc dung môi kết dính các sợi từ hạt nhựa tổng hợp.
Thân thiện với con người và môi trường
Vải không dệt rất thân thiện với con người và môi trường. Chúng được sử dụng trong các ngành sản phẩm yêu cầu an toàn cao như: túi lọc trà, khẩu trang, băng vệ sinh, khăn ướt, tã em bé,….
Tính đồng nhất về màu sắc
Tính chất ưu việt nhất của vải không dệt là sự đồng nhất về màu sắc. Bạn có thể kiểm chứng điều này bằng mắt thường khi đưa tấm vải ra nơi có ánh sáng mặt trời.
Ưu – Nhược điểm của vải không dệt
Ưu nhược điểm của vải không dệt là gì? Tìm hiểu ngay sau đây:
Ưu điểm
+ Vải không dết có độ bền cao, chịu lực tốt dao động từ 3 – 10kg.
+ Vải không dệt than thiện với môi trường, chúng sẽ tự phân hủy khoảng 60% trong 2 năm đầu và biến mất vào 4 – 7 nắm sau.
+ Vải không dệt có giá thành thấp, chất lượng lại tương đương với những loại vải thông thường nên được sử dụng phổ biến.
+ Màu sắc đồng bộ tạo nên tính thẩm mỹ cao.
+ Dễ dàng in ấn để làm chiến dịch quảng cáo, marketing mang lại hiệu quả cao.
Nhược điểm của vải không dệt
Vải không dệt có khả năng thấm hút tốt và tự phân hủy nên độ bền không cao, nhất là khi tiếp xúc nhiều với nước thì vải dễ bị mục, rách.
Ứng dụng của vải không dệt
Dưới đây là những ứng dụng của vải không dệt trong đời sống sinh hoạt và sản xuất mà bạn có thể tham khảo:
Trong nông nghiệp
Vải không dệt được dùng để bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng, sâu bệnh gây hại và giữ lại độ ẩm, ấm áp giúp hạt nảy mầm nhanh chóng hơn.
Trong y tế
Trong lĩnh vực y tế, vải không dệt được sử dụng làm quần áo phẫu thuật, quần áo cách ly trong bệnh viện và đặc biệt là sản xuất khẩu trang y tế bởi sản phẩm rất lành tính, thân thiện và an toàn với sức khỏe con người.
Trong lĩnh vực may mặc
Với đặc tính dẻo dai và khả năng in ấn sắc nét nên vải không dệt được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc nhất là may túi đựng đồ. Túi vải không dệt có thể sử dụng như túi quà tặng, túi quảng cáo truyền thông cho doanh nghiệp. Ngoài ra vải không dệt còn làm thành đế giày, miếng lót quần áo,…
Lĩnh vực bảo hộ lao động
Vải không dệt được dùng để tạo ra các thiết bị bảo hộ lao động như găng tay, quần áo, giày bảo hộ, khẩu trang, mặt nạ chống độc,…
Lĩnh vực hàng không
Nhờ đặc điểm nhẹ, khó cháy và tiện dụng vải không dệt được sử dụng làm nội thất hàng không, đồ vật sử dụng một lần cho khách,…
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về vải không dệt và những ứng dụng của loại vải này trong đời sống. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Trân trọng!