Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Tất tần tật thông tin về vải modal

Lê Hồng Vân 5054 lượt xem

Hiện nay, người dùng có xu hướng quan tâm đến chất liệu vải khi lựa chọn đồ thời trang. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững hết thông tin về các loại vải. Đặc biệt là vải modal, loại vải ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong may mặc, thời trang bởi những ưu điểm nổi bật mà nó mang lại. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tất tần tật những thông tin liên quan đến loại vải này. Hãy cùng tìm hiểu.

Vải modal là gì?

Vải modal

Vải modal – chất liệu vải nhân tạo được sử dụng phổ biến trong may mặc

 Vải modal là loại tơ sợi nhân tạo. Nguyên liệu chính để sản xuất ra vải modal chính là từ thành phần xelulozo trong cây sồi. Đặc tính của loài cây này là ít sử dụng các loại hóa chất trong quá trình sinh trưởng do chúng có khả năng tự kháng sâu bọ. Do vậy, vải modal được đánh giá là một trong những chất liệu vải thân thiện với môi trường.

Nguồn gốc, xuất xứ của vải modal

Do cây sồi là loại cây chủ yếu sống ở vùng Bắc Âu và nơi đây cũng là nơi tập trung số lượng cây sồi hàng đầu thế giới. Nên Bắc Âu chính là xứ sở của vải modal. Chất liệu vải này xuất hiện ở khu vực Bắc Âu từ những năm 1930. Cho đến những năm 1960 thì loại vải này bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn tại đây. Tuy nhiên, các tính năng và công dụng tuyệt vời của nó vẫn chưa được khai thác triệt để do công nghệ sản xuất dệt may còn khá là thô sơ.

Quy trình sản xuất vải modal

Quy trình sản xuất vải modal

Quy trình sản xuất chuyên nghiệp

 Để trở thành vải modal thành phẩm, loại vải này phải trải qua quy trình sản xuất cụ thể như sau:

– Bước 1: Thu hoạch gỗ cây sồi và tiến hành sơ chế nguyên liệu

– Bước 2: Dùng nhiệt để tách Xenlulozo ra khỏi gỗ cây và chuyển chúng thành dạng chất lỏng sánh

– Bước 3: Tiếp tục sử dụng nhiệt độ cao để phá vỡ các cấu trúc liên kết của Xelulozo chuyển chúng từ thể lỏng sang thể bùn phục vụ cho quá trình kéo sợi.

– Bước 4: Bùn thu được cho vào khuôn và trải qua quá trình dệt sợi.

– Bước 5: Rửa sạch và tiến hành tẩy trắng chất liệu sợi

– Bước 6: Sợi thành phẩm sẽ đem đi dệt thành vải

Các loại vải modal phổ biến trên thị trường hiện nay

Hiện nay, vải modal 100% sẽ có 2 loại chính gồm:

Các loại vải modal

Vải thun modal 100% thiên nhiên

Vải Modal thun co giãn 4 chiều

Loại vải này được cấu tạo từ các sợi xenlulozo từ cây sồi ở dạng ngắn tự nhiên. Nó có độ nén và độ thủng nằm ở mức trung bình, độ bền và co giãn tốt. Kèm theo đó là khả năng co giãn 4 chiều giúp người dùng thoải mái hoạt động ở nhiều tư thế khác nhau mà không hề bị khó chịu. Tuy nhiên, không nên ngâm sản phẩm làm từ vải thun modal co giãn 4 chiều trong nước quá lâu sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ sản phẩm.

Vải Modal thun kẻ sọc 4 chiều

Đây là loại vải modal phổ biến có giá thành khá ổn với hoạ tiết kẻ sọc ấn tượng cùng khả năng co giãn 4 chiều mang đến sự thoải mái và thời trang cho người sử dụng.

Vải modal thun kẻ sọc 4 chiều được phối trộn đa dạng màu sắc mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng. Sản phẩm có độ bền và độ co giãn tốt.

Ngoài các sản phẩm vải modal 100%, các nhà sản xuất còn sáng tạo ra nhiều sản phẩm vải modal khác dựa trên sự phối hợp thành phần với các chất liệu vải khác như: vải cotton – modal (lụa modal với 70% modal và 30% cotton), vải modal satin, vải modal jacquard, vải modal spandex,… Mỗi loại vải sẽ kế thừa và phát huy những ưu điểm vượt trội của chúng mang đến sản phẩm thời trang chất lượng cho người dùng.

Ưu và nhược điểm của vải modal

Về ưu điểm

Loại vải này sở hữu khá là nhiều ưu điểm khiến các tín đồ thời trang khá là hứng thú và bị thu hút bởi chất liệu vải này. Cụ thể như:

– Độ co giãn tốt nhờ đặc tính tự nhiên của sợi xenlulozo giúp người dùng thoải mái hoạt động không giới hạn.

– Khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả tối ưu, kiểm soát nhiệt độ một cách hoàn hảo mang đến cho người dùng trải nghiệm thoáng mát, mềm mại.

– Giữ form dáng cực chuẩn, không bị biến dạng trong quá trình sử dụng, giặt giũ. Bạn có thể thoải mái giặt, vò mà sản phẩm vẫn không hề bị nhăn hay suy giảm tuổi thọ, mất form dáng.

– Độ bền cao nhờ khả năng chống lại các tác nhân nhiệt cùng độ chống co rút tốt cùng các thành phần xenlulozơ có cấu trúc cao phân tử với độ bền liên kết bền vững, khó bị đứt gãy ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao.

– Không gây kích ứng da đối với người có da nhạy cảm, an toàn với sức khỏe người sử dụng và môi trường do sản phẩm có xuất xứ hoàn toàn từ thiên nhiên và có khả năng phân huỷ 100% trong đất.

– Khả năng bám màu tốt, ít bay màu giúp trang phục lúc nào cũng như mới nhờ cấu trúc liên kết bền vững của các sợi xenlulozo.

– Khả năng kháng khuẩn tuyệt vời thừa hưởng từ loài cây sồi.

Về nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội mà chất liệu vải này mang lại thì nó vẫn còn tồn tại một vài nhược điểm do số lượng sản xuất có giới hạn, không phổ biến.  Nên loại vải này được tung ra thị trường với giá bán cao. Điều này xuất phát từ việc nó được sản xuất từ nguyên liệu hiếm trong tự nhiên.

Đồng thời, chất liệu vải này cũng khá là dày nên đôi khi sẽ mang đến cho người mặc cảm giác khó chịu, mặc dù, nó vẫn đảm bảo sự thông thoáng, thấm hút và co giãn tốt và tối ưu.

Ngoài ra, các sản phẩm được làm từ chất liệu vải modal thường có thời gian khô lâu hơn so với các chất liệu vải khác. Màu sắc của chất liệu vải thường là tone màu trầm, không quá sặc sỡ nên nếu bạn là người yêu thích những gam màu tươi sáng, trẻ trung, năng động thì rất khó kiếm tìm ở loại vải này.

Cách nhận biết chất liệu vải modal

Người mua khá dễ nhầm lẫn giữa vải modal với vải cotton. Bởi chính modal được sản xuất chủ yếu ra để làm nguyên liệu vải thay thế cho chất liệu vải cotton. Khi cầm trên tay cả 2 loại vải này đều có sự mềm mại, thông thoáng khá tương đồng. Độ bóng mịn khi nhìn thoáng qua cũng không có gì khác biệt.

Nên để phân biệt được chúng đòi hỏi bạn phải có khả năng quan sát và cảm nhận nhạy bén, kỹ lưỡng. Vải modal sẽ có độ dày hơn so với vải cotton. Ngoài ra, nếu kéo nhẹ sản phẩm, bạn sẽ thấy sản phẩm làm từ vải modal sẽ co giãn và độ mềm mại, nhẹ và mát tay hơn.

Ứng dụng phổ biến của vải modal

Loại vải này được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thời trang những năm gần đây. Cụ thể ở các ngành hàng như:

Quần áo

Ứng dụng của vải modal

Vải modal chất liệu phổ biến trong thời trang áo nam

 

Với đặc tính mềm mịn, co giãn, thấm hút tốt và khả năng kháng khuẩn hoàn hảo… nên nó được sử dụng phổ biến trong sản xuất quần áo ngủ, quần áo trẻ em và đồ lót.

Ngoài ra, nó cũng được sử dụng trong sản xuất áo nam bằng cách phối cùng chất liệu vải cotton để tạo độ cứng và phong cách thời trang mạnh mẽ cho chiếc áo.

Chăn ga, gối đệm

Ứng dụng của vải modal 2

Modal – chất liệu ưa chuộng của sản phẩm chăn ga gối đệm cao cấp

 Vải modal thường được các nhà sản xuất thương hiệu chăn ga gối đệm cao cấp phối khéo léo vào trong thiết kế sản phẩm của mình bởi sự thông thoáng và thấm hút tốt kèm độ bền mà nó mang lại. Người dùng thoải mái thay, giặt nhiều lần mà không lo sản phẩm bị co rút hay bai xù gây mất thẩm mỹ.

Tất vải

Ứng dụng của vải modal 3

Tất modal êm ái, co giãn và thấm hút mồ hôi cực tốt

Khu vực chân là nơi thường xuyên tiết ra nhiều mồ hôi và hay chịu cảm giác bức bí do thường xuyên phải sử dụng các chất liệu dày, thoát mồ hôi kém nên các nhà sản xuất đã vận dụng ưu điểm thấm hút tốt cùng độ co giãn cao của modal để sản xuất tất vải modal. Đây cũng là mẫu tất được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều mẫu tất modal như: tất cổ cao, tất lửng, tất cổ thấp, tất dành riêng cho người hay chơi thể thao… nên bạn dễ dàng và thoải mái hơn trong việc lựa chọn tất modal phù hợp với phong cách thời trang của mình.

Cách bảo quản đồ vải modal trong quá trình sử dụng

Trong quá trình sử dụng các đồ thời trang chất liệu vải modal, bạn nên lưu ý những mẹo nhỏ sau để đồ bền, đẹp hơn.

Cách bảo quản đồ vải modal

Bảo quản và sử dụng đúng cách mang đến sự bền đẹp cho sản phẩm

–  Không nên giặt sản phẩm với nước có nhiệt trên 70 độ C, tốt nhất nên giặt chúng với nước thường. Lần giặt vải đầu tiên chỉ nên vò nhẹ nhàng bằng nước lạnh, không sử dụng kèm hoá chất giặt để đảm bảo giữ vững cấu trúc của vải modal.

– Nên giặt bằng tay để đảm bảo độ bền và form dáng được hiệu quả, hạn chế giặt máy dù ở chế độ giặt thấp.

– Nên sử dụng các loại xà phòng có thành phần chất tẩy rửa thấp để đảm bảo độ bền, an toàn cũng như đặc tính của sản phẩm.

– Hạn chế dùng bàn chải chà xát lên bề mặt vải, điều này, sẽ gây tổn hại cho bề mặt cũng như tuổi thọ của vải.

– Tuyệt đối không được phép giặt sản phẩm làm từ vải modal bằng phương thức giặt khô hay là hơi.

– Không nên ngâm đồ vải modal quá lâu trong nước lạnh sẽ khiến sản phẩm bị giảm độ bền.

– Không nên phơi ở nơi chịu tác động mạnh của ánh sáng mặt trời, nên phơi ở nơi thoáng mát, độ lưu thông gió tốt.

– Không nên sấy khô vải bởi nhiệt bởi nó sẽ gây ảnh hưởng cấu trúc, khiến vải có thể bị co rút gây mất form dáng. Trường hợp, bạn muốn sản phẩm nhanh khô thì nên thay thế bằng cách hong gió bằng quạt mát.

Trên đây là tất tần tật thông tin liên quan đến vải modal. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn và biết cách lựa chọn, sử dụng, bảo quản sản phẩm về chất liệu vải đặc biệt này. Chúc bạn lựa chọn được sản phẩm vải modal ưng ý cho mình.

Feedback

Chat Zalo