Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Vải lụa đũi là gì? Những kiến thức về loại vải này mà bạn cần biết

quanly 7609 lượt xem

Dưới sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhu cầu của con người ngày 1 tăng cao. Ngành công nghiệp vải cũng vậy, luôn có những loại vải mới xuất hiện trên thị trường. Bạn có bao giờ nghe qua vải lụa đũi? Hoặc bạn có biết loại vải này dùng để làm gì? Hãy cùng nhau cập nhật những kiến thức về loại vải này thông qua bài viết dưới đây.

Vải lụa đũi là gì?

Vải lụa đũi là gì?

Vải lụa đũi là một trong những loại vải mới xuất hiện nhờ sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp may mặc. Lụa đũi ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày một cao của chúng ta.

Vải lụa đũi hay còn có tên gọi khác là Lụa Tussah. Lụa đũi được dệt từ sợi tơ thô to kết hợp sợi tơ tằm dâu nhỏ chất lượng. Trước đó, vải đũi lụa nó chỉ có màu sắc đơn giản, không có họa tiết như các loại vải đũi, lụa. Nhưng giờ đây thì lụa đũi cũng có những sản phẩm có họa tiết và màu sắc hơn.

Đũi lụa được in hoặc thêu nhiều hoa văn cá tính, đẹp mắt từ đơn giản cho đến cầu kì; từ cổ điển cho đến hiện đại nhằm tạo sự đa dạng, phong phú hơn cho chất liệu vải lụa đũi.

Nguồn gốc của vải lụa đũi

Nguồn gốc của vải lụa đũi xuất phát từ vải đũi (được xem là một loại lụa tơ tằm) kết hợp với vải lụa. Sản phẩm vải đũi lụa là sự kết hợp hoàn hảo, loại bỏ những khuyết điểm nhất định giữa 2 sản phẩm vải đũi và vải lụa.

Chất vải đũi chính là họ hàng với vải lụa tơ tằm do nó được làm từ những sợi tơ nhưng thô và kém chất lượng hơn lụa. Điểm khác biệt giữa 2 loại vải chính là trong quá trình chọn lọc những sợi tơ thì các sợi tơ mịn, nhỏ đều và đạt chất lượng để làm lụa cao cấp. Còn những sợi to, thô không đạt chất lượng sẽ được dùng để dệt vải  đũi hay còn được gọi là sợi đũi.

Nguồn gốc hình thành của lụa đũi

Cả 2 loại vải đũi và vải lụa đều là những loại vải xuất hiện trên thị trường rất lâu đời. Nhưng vải đũi lụa lại khác vì đây là sản phẩm vải mới, xuất hiện trên thị trường để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Hiện nay chúng ta gần như không thể xác định được chúng xuất hiện từ khi nào. Đũi lụa hiện nay đã trở thành sản phẩm không thể thiếu nhờ những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại.

Quy trình sản xuất vải lụa đũi

Vì đũi lụa cũng là sản phẩm được sản xuất từ tơ tằm, kết hợp giữa vải lụa và đũi nên nhìn chung quy trình sản xuất của loại vải này giống với vải đũi hay vải lụa.

Bước 1: Nấu sợi từ tơ tằm

Quy trình sản xuất vải lụa đũi được thực hiện theo những công đoạn khá truyền thống. Vải được dệt trực tiếp từ đũi tằm và tơ tằm.

Đối với các sợi tơ tằm nhỏ, sẽ được nấu và sơ chế theo quy trình sản xuất của lụa. Còn với lụa thô hay còn gọi là đũi tằm sẽ được nấu kỹ hơn để sợi kén mềm ra giúp quy trình kéo sợi dễ dàng, nhanh hơn.

Bước 2: Kéo thành sợi

Sau khi sợi đũi tằm được nấu kỹ, các thợ dệt sẽ dùng tay để kéo thành sợi vải trong một chậu nước. Công đoạn này gọi là kéo cũi và đây được xem là quy trình quan trọng nhất trong quy trình sản xuất vải.

Kéo sợi vải lụa đũi

Quá trình kéo sợi vải lụa tơ tằm tương tự như sợi vải đũi nhưng đòi hỏi kỹ thuật và sự khéo léo hơn. Ở công đoạn này, 2 sợi vải lụa và vải đũi vẫn được tách riêng biệt.

Bước 3: Phơi sợi đũi lụa

Sau khi kéo xong sợi, đũi và lụa sẽ được kéo guồng lại từng vun và đem đi phơi khô cho đến sợi vải khô hoàn toàn. Lúc này, người thợ sẽ mang sợi vải vào và tiến hành công đoạn tiếp theo.

Lưu ý trong công đoạn phơi sợi không được để nắng quá gắt hoặc bị ướt mưa. Bởi vậy, ngày nay đa phần công đoạn phơi sợi này được phơi trong nhà kín với nhiệt độ môi trường lý tưởng nhằm giúp sợi vải mau khô hơn.

Bước 4: Dệt vải đũi lụa

Sau khi phơi khô, thợ hoặc các thiết bị máy móc sẽ dệt thành vải lụa đũi, lúc này các sợi đũi và tơ lụa sẽ được kết hợp với nhau với tỉ lệ nhất định và tạo thành sản phẩm. Từ những mảnh vải, họ chế tạo thành những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của chúng ta.

Bước 5: Nhuộm vải đũi lụa

Sau khi dệt ra vải lụa đũi màu trắng ngà. Nên người ta thường sẽ nhuộm màu, in hoa văn hoặc thêu lên vải. Chất liệu dùng để nhuộm vải có thể từ các sản phẩm có trong tự nhiên hoặc những hóa chất có trong ngành may mặc.

Nhuộm màu vải đũi lụa

Đặc tính cơ bản của vải lụa đũi

Nếu đặc tính cơ bản của vải đũi là nhẹ nhàng, thoải mái, không bám dính mồ hôi nhưng lại có công dụng làm mát. Và vải lụa có đặc tính mềm mịn, dễ thấm nước.

Do đó khi kết hợp giữa 2 loại vải này, lụa đũi có đặc tính cơ bản sau:

  • Vải nhẹ nhàng, khiến người sử dụng cảm thấy thoải mái.
  • Lụa đũi vẫn giữ được khả năng làm mát của vải đũi
  • Khi sờ vào có cảm giác mềm mịn nhất định, không thô xốp như vải đũi.
  • Lụa đũi có khả năng thấm hút mồ hôi nên không khiến người mặc khó chịu.

Ưu và nhược điểm của vải lụa đũi

Dù là sản phẩm vải nào cũng có những ưu nhược điểm nhất định. Hãy cùng nhau tham khảo ưu nhược điểm của lụa đũi ở phần dưới đây của bài viết.

Ưu và nhược điểm của vải đũi lụa

Ưu điểm của vải lụa đũi

  • Lụa đũi, lụa hay vải đũi đều được cấu tạo từ các sợi tự nhiên tơ tằm. Do đó các loại vải này rất thân thiện, không gây hại cho sức khỏe cũng như an toàn những người có làn da mẫn cảm hoặc cho em bé.
  • Ngoài ra, lụa đũi vẫn giữ được tác dụng làm mát cực tốt của vải đũi.
  • Lụa đũi không tích điện, không tạo ra cảm giác thô ráp mà khá mềm mịn.
  • Vải xốp nhẹ, thoáng mát thích hợp sử dụng để may các loại quần áo mỏng nhẹ ở nhà hoặc trang phục thời trang tại những nước có khí hậu nóng quanh năm.
  • Vải dễ giặt phơi nhanh khô, tuổi thọ sử dụng sản phẩm lâu khi biết bảo quản và giặt đúng cách.
  • Khả năng chịu nhiệt của vải lụa đũi lên đến 140 độ C.
  • Có khả năng đàn hồi tuy không nhiều như đũi nhưng vẫn hơn vải lụa.
  • Giá thành vải đũi lụa hợp lý, không quá mắc cũng không quá rẻ.

Nhược điểm của vải lụa đũi

  • Vì đây là sản phẩm vải đũi lụa được dệt từ chất liệu tơ tằm nên nó rất dễ nhăn.
  • Nếu không biết bảo quản sản phẩm sẽ rất dễ bị nhăn, xấu. Nhưng ngược lại nếu bảo quản tốt thì đũi lụa luôn trông như mới.

Ứng dụng của vải lụa đũi trong cuộc sống

Lụa đũi có bề mặt thô hơn lụa, nhưng mịn hơn đũi. Khi nhìn kĩ sẽ thấy có độ bóng nhẹ sang trọng nên thường được ưa dùng để may vest, quần tây, áo sơ mi, khoác blazer.

Ngoài ra nó còn được ứng dụng làm khăn quàng cổ cho mùa đông lạnh hoặc khăn turban để che nắng hoặc sử dụng để may chăn ga gối mền… Vải lụa đũi được sử dụng rất nhiều trên thị trường ngày nay nên hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết ứng dụng của loại vải này trong cuộc sống chúng ta.

Thời trang may mặc hằng ngày

Đũi lụa được dùng để may các loại trang phục như:

  • Áo sơ mi: Áo sơ mi chất liệu đũi lụa có nét đẹp duyên khá đặc biệt. Sản phẩm có sự mềm mại và cứng cáp nhất định. Độ bóng nhẹ nếu nhìn kĩ cũng là một trong những ưu điểm của loại vải này. Từ đó, sơ mi may bằng đũi lụa tạo nên nét đẹp đơn thuần đến mộc mạc cho dù không có bất kỳ chi tiết cầu kỳ nào. Sản phẩm được ưa thích và sử dụng vào những ngày nắng nóng, mang lại cảm giác thoải mái, mát mẻ.

Sơ mi đũi lụa

  • Váy liền, chân váy: Váy may từ vải lụa đũi không chỉ toát lên vẻ sang trọng, nữ tính, dịu dàng mà còn mang lại cảm giác thanh lịch, lạ mắt yêu kiều. Chân váy vải lụa đũi vô khá dễ mặc, dễ phối đồ nên có vô vàn các kiểu phối hợp. Bạn có thể phối theo phong cách đơn giản, điệu đà hoặc cá tính đều cực kỳ xinh đẹp.
  • Quần tây, quần ống rộng hay quần baggy: Với chất liệu vải lụa đũi sẽ vô cùng cuốn hút và cá tính. Kể cả dạng quần thun hoặc quần khóa kéo thì nó đảm bảo được form dáng và nét duyên dáng của sản phẩm. Loại quần từ vải lụa đũi phù hợp diện đi chơi, đi học hoặc đi làm đều đẹp và hợp với môi trường bạn đến.
  • Quần short: Vải lụa đũi mang lại sự thoải mái, mát mẻ cho người mặc.
  • Vest hoặc áo khoác balzar: mang lại sự lịch lãm, trang nghiêm cho người mặc, thường được diện trong những dịp đặc biệt hoặc quan trọng.

Thời trang phụ kiện

Đũi lụa được dùng để sản xuất các loại khăn quàng cổ vào thời điểm chuyển mùa, hoặc khăn turban có tác dụng che nắng và làm mát. Dưới sự phát triển hiện đại, các loại khăn quàng cổ và khăn turban có những màu sắc và hoa văn bắt mắt. Không còn đơn giản 1 màu nhưng loại vải lụa đũi trước đây.

Ứng dụng của vải lụa đũi trong thời trang phụ kiện

Một vài ứng dụng khác

May ga gối, chăn mền: Vải lụa đũi đem đến sự thoải mái cho người sử dụng. Ngoài ra nó còn mang đến cho ngôi nhà của bạn vẻ sang trọng, lịch sự cũng như ấn tượng.

Đó chính là những tấm rèm cửa bằng vải lụa hay những tấm chăn, ga, gối đệm bằng vải lụa, vô cùng êm ái, nhẹ nhàng và an toàn. Ngoài ra, đũi lụa còn được làm bọc đệm gối cho sofa, gối tựa lưng, gối lót trong ô tô hoặc sử dụng làm băng gạc, vải lót trong các loại đồng phục của quân đội…

Ra gối vải đũi lụa

Các phân biệt vải lụa đũi với các loại vải lụa khác

  • Soi vải dưới ánh sáng và bạn sẽ nhìn thấy các sợi vải đan vào nhau cũng như có độ bóng nhất định. Khi soi nên ưu tiên chọn loại vải đều sợi cũng như các sợi vải phải khít vào nhau.
  • Bạn có thể dùng tay của mình vò nhẹ vải. Nếu như vải bị nhăn nhiều thì đó là vải không pha nilon thường tạo cảm giác nóng nực và gây bí cho người sử dụng.

Cách bảo quản và giặt lụa đũi

Hãy lưu ý một số điểm không nên dưới đây để trang phục từ vải đũi được bền đẹp theo thời gian.

Cách bảo quản vải đũi lụa

  • Vải lụa đũi không nên giặt bằng máy do loại vải này được làm từ chất liệu tự nhiên 100%, máy giặt có tốc độ quay và vắt mạnh nên dễ dàng làm rách vải. Đối với các sản phẩm bằng vải lụa, đũi hoặc lụa đũi thì nên ưu tiên giặt bằng tay. Trong trường hợp không thể giặt bằng tay thì bạn nên bỏ vào túi lưới để đảm bảo sản phẩm không bị rác.
  • Sau khi giặt bạn không phơi sản phẩm làm từ vải lụa đũi dưới trời nắng gắt trên 40 độ C.
  • Nước nóng hoặc nước có thuốc tẩy tuyệt đối không được giặt hoặc ngâm loại vải này. Bởi làm như vậy chỉ khiến tuổi thọ cải vải giảm, làm bục, rã vải.
  • Các sản phẩm thời trang làm bằng vải đũi lụa không thích hợp để mặc cho quá trình vận động thể dục thể thao.

Cách giặt ủi vải đũi lụa

  • Quần áo, phụ kiện thời trang hoặc ga gối chăn màn bằng vải đũi lụa khi mới mua về thì bạn nên giặt qua 1 lần. Như vậy sẽ giúp vải co hết cỡ và bạn có thể điều chỉnh theo ý của mình nếu cần thiết. Khi mua các trang phục thời trang bạn nên mua sản phẩm dài hơn số đo 1 chút để kcó thể chỉnh sửa dễ hơn.

Cách giặt ủi sản phẩm vải đũi lụa

  • Sau khi giặt hãy giũ mạnh cho thẳng trước khi phơi.
  • Lưu ý khi phơi phải lộn trái sản phẩm để tránh tình trạng bị bay màu.
  • Khi sản phẩm thời trang được phơi khô, bạn nên cất vào tủ dưới dạng treo thẳng để tránh vải bị nhăn, phải ủi lại nhiều lần.

Phía trên là tổng hợp những thông tin về loại vải đũi lụa. Giá của đũi lụa trên thị trường giao động từ 150,000 VND đến hơn 300,000 VND/mét. Hy vọng thông qua bài viết này giúp bạn có thêm được kiến thức hữu ích về đũi lụa cũng như giải đáp được những thắc mắc của bạn. Vì đây là vải kết hợp từ 2 loại vải tự nhiên nên nó cũng rất thích hợp sử dụng cho em bé hoặc các bạn có làn da mẫn cảm, dễ bị kích ứng.

 

Feedback

Chat Zalo