Tổng hợp thông tin vải chiffon là gì – chi tiết, chính xác nhất
Thị trường vải Việt Nam hiện nay khá đa dạng từ vải dệt thủ công cho đến vải công nghiệp. Mỗi loại vải có ưu, nhược điểm khá nhau nhưng đều được ứng dụng để thiết kế nên những bộ trang phục, rèm cửa, chăn ga, khăn trải bàn,…phục vụ cuộc sống và xuất khẩu. Một trong những loại vải được ứng dụng khá rộng rãi trên mọi lĩnh vực đời sống hiện nay là vải chiffon. Cùng Thiện Linh tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như ứng dụng của loại vải này thông qua bài viết dưới đây.
Vải chiffon trong trang phục phụ nữ Ấn Độ
Vải chiffon là gì
Văn hóa Ấn Độ là nền văn hóa lớn không chỉ ảnh hưởng đến các nước Phương Đông mà còn ảnh hướng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Ấn tượng nổi bật nhất trong trang phục người Ấn là bộ Sari. Vậy bạn biết Sari được làm từ vải gì không? Vải chiffon chính là loại vải chính được sử dụng để làm sari cho người Ấn Độ.
Vải chiffon mềm, mịn, thanh lịch và sang trọng
Vải chiffon hay còn có tên gọi khác là vải voan. Loại vải này có đặc tính thời đơn giản, phần lưới của vải được dệt dạng bán lưới, nhìn bên ngoài khá giống với vải ren song khác ở chỗ loại vải này được thiết kế với những lỗ hổng khít hơn. Vải có độ mịn, mềm và bóng vừa phải, sờ có cảm giác hơi thô nhưng màu sắc cũng như hình dáng kết cấu vải mang đến vẻ sang trọng, quyến rũ và thướt tha. Nguyên liệu sản xuất vải voan được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như voan lụa, tơ nhân tạo hay sợi tổng hợp.
Nguồn gốc vải chiffon
Vậy vải chiffon xuất hiện từ đâu hay bắt nguồn từ quốc gia nào? Theo lịch sử vải thì loại vải này xuất hiện vào những năm 1700 và ban đầu chỉ được sử dụng ở giới quý tộc. Tên gọi của loại vải này bắt nguồn từ tiếng Pháp có nghĩa là “chiffe”.Thế kỷ 19 được xem là thế kỷ hưng thịnh nhất của vải chiffon khi mà được ứng dụng phổ biến trong sản xuất đồ lót trang trí. Nhưng pham vi sử dụng chỉ ở giới quý tộc thượng lưu bởi chi phí mua vải thời đó khá đắt đỏ.
Vải chiffon xuất hiện từ những năm 1700
Đến năm 1938, đây được xem là bước ngoặt để vải voan được tiếp cận và sử dụng rộng rãi hơn. Dưới sự tác động của nilon ra đời đã giúp các xưởng may trên thế giới có điều kiện sản xuất vải chiffon giá rẻ. Vào năm 1958 trở đi cho đến nay thì loại vải này được ứng dụng phổ biến, có mặt ở mọi lĩnh vực với giá thành khá đa dạng.
Một trong những người có vai trò quan trọng đưa vải chiffon đến gần hơn với người tiêu dùng trên toàn thế giới chính là James Galanos. Những bộ váy của ông được làm từ vải voan thủ công đã nhanh chóng tạo nên tiếng vang lớn trên lĩnh vực thời trang lúc bấy giờ, từ đó tạo điều kiện cho dòng sản phẩm từ vải chiffon phát triển mạnh mẽ hơn đến hiện nay.
Quy trình sản xuất vải chiffon
Vậy sản xuất vải chiffon như thế nào? Quy trình sản xuất cũng như công nghệ có giống vải ren hay vải cotton hay không?
Trước hết, nguyên liệu để sản xuất vải rất đa dạng từ sợi nylon, polyester, lụa, bông, sợi tổng hợp,…
Phương thức dệt sợi kết cấu lỏng
Công nghệ để sản xuất vải là phương pháp dệt bằng cách đan sợi ngang, sợi dọc theo dạng lưới. Do vậy mà cấu trúc vải có phần lỏng lẻo hơn các vải còn lại, sợi vải ban có thể dễ dàng tước, rút mà không gặp trở ngại.
Trong quá trình dệt vải, sợi chiffon có độ xoắn nhẹ để tạo độ co giãn tốt cho vải. Vải khá trơn, mỏng nên khi tạo hình dáng thì cần sử dụng 2 mảnh giấy kẹp vải lại để quá trình may diễn ra thuận lợi hơn. Vải có thể được phân phối ra thị trường trực tiếp hoặc đưa vào khâu thiết kế, may vá tạo thành phẩm mới phân phối ra thị trường.
Đặc tính vả̉i chiffon
Vải chiffon được đánh giá là một trong những loại vải chất lượng nhất trên thị trường vải thế giới hiện nay, là nguyên liệu sản xuất nhiều sản phẩm từ cao cấp cho đến bình dân thu hút người tiêu dùng. Vậy loại vải này có những đặc tính nổi bật nào? Cùng Thiện Linh khám phá ngay sau đây:
Dòng vải cao cấp với nhiều đặc tính nổi bật
Không gây dị ứng
Đặc tính nổi bật đầu tiên của vải chiffon là không gây dị ứng so. Nguyên liệu sản xuất vải như đã giới thiệu ở trên khá an toàn, được làm chủ yếu từ sợi tổng hợp hoặc sợi có nguồn gốc thực vật cho nên khá an toàn cho da, ít gây dị ứng.
Mềm mại
Đặc tính tiếp theo là chất liệu vải khá mềm mại, hợp với da nhạy cảm hoặc da em bé. Đây là điểm cộng đầu tiên khi người tiêu dùng tiếp xúc với loại vải này.
Kết cấu từ các sợi đan lại với nhau cho nên khối lượng siêu nhẹ,dịu dàng với da, không gây cảm giác đau rát, khó chịu khi sử dụng.
Mỏng nhẹ
Quy trình sản xuất vải là đan xen các sợi với kết cấu khá lỏng cho nên khối lượng vải siêu nhẹ, bồng bềnh và bề mặt vải xuyên thấu. Chính kết cấu như vậy giúp không khí được lưu thông dễ dàng, thoát mồ hôi tốt, đảm bảo khâu vệ sinh nhanh chóng, dễ dàng ngay cả những ngày mưa, âm u.
Bên cạnh đó, vải có khả năng bắt sáng tốt, kể cả trong không gian thiếu ánh sáng giúp người sử dụng vải luôn nổi bật, duyên dáng và nữ tính nhất. Chình vì vậy mà dù mùa hè hay mùa đông đây cũng là loại vải mà được chị em săn đón nhiều nhất.
Độ bền cao
Nhiều người tiêu dùng vẫn thường lầm tưởng rằng vải có kết cấu mỏng, làm từ sợi nên độ bền không cao. Nhưng trái ngược lại thì vải có độ bền khá tốt, vượt cả vải lụa hay vải ren. Sử dụng vải chiffon người tiêu dùng sẽ không lo lắng vải bị sờn rách hay đứt chỉ trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Đa dạng thiết kế sản phẩm
Nguyên liệu sản xuất vải đa dạng dẫn đến thành phẩm từ vải chiffon từ đó cũng đa dạng theo. Kích thước, màu sắc đa dạng sẽ thiết kế nên nhiều sản phẩm ứng dụng cao trong mọi lĩnh vực đời sống hiện nay: trang phục, phụ kiện, sản phẩm trang trí,…
Bên cạnh đó, chiffon có đặc tính dễ nhuộm, lên màu đẹp và in ấn hình ảnh rõ nét tạo điều kiện cho sự sáng tạo sản phẩm của người thiết kế.
Chống bám bụi
Ưu điểm cuối cùng được Thiện Linh chia sẻ đến quý khách hàng trong bài viết dưới đây là khả năng chống bám bụi của vải khá tốt. Kết hợp với đó bề mặt bóng, mịn sẽ giúp vải luôn trong tình trạng sạch sẽ ở mọi điều kiện không gian, thời gian.
Bên cạnh những đặc tính nổi bật trên thì vải chiffon cũng tồn tại một số mặt hạn chế như: dễ sờn mép, khó cắt may, dễ bay màu,…
Phân loại vải chiffon
Nguyên liệu sản xuất vải đa dạng cho nên thị trường vải chiffon hiện nay khá phong phú cho nên việc phân loại vải có nhiều cách. Dưới đây Thiện Linh phân loại dựa theo chất liệu và kết cấu vải để giới thiệu đến cho quý khách hàng.
Phân loại vải dựa vào chất liệu và kết cấu
Dựa trên chất liệu
Dựa theo chất liệu sản xuất vải thì có:
– Vải chiffon tự nhiên: nguyên liệu chủ yếu là lụa và satin, an toàn cao cho người sử dụng. Chất lượng vải cao cấp, quy trình sản xuất phức tạp, số lượng hạn chế cho nên giá thành khá cao.
– Vải chiffon nhân tạo: nguyên liệu sản xuất chủ yếu sử dụng sợi tổng hợp như polyester, nylon,…cho nên mức giá trung bình, số lượng nhiều, quy trình sản xuất nhanh chóng. Bên cạnh đó, mặt vải có lớp phản quang tạo nên độ bóng, lung linh tuyệt đẹp. Đây là chất liệu hoàn hảo dành cho các cô nàng trong bộ váy dự tiệc, áo khoác, váy liền hay bộ cánh công sở.
Dựa trên kết cấu
Cách phân chia thứ hai Thiện Linh muốn chia sẻ đến quý khách hàng là dựa vào kết cấu của vải. Bao gồm chameleon chiffon, Chiffon With Lurex, Silk Satin Chiffon, double faced chiffon,…
– Pearl chiffon nổi bật với khả năng bắt sáng tốt, màu đặc trưng mà vàng hoặc bạc, thường được thiết kế cho các vũ công.
– Jacquard chiffon: vải khá mỏng, thoáng khí tốt nên được sử dụng để làm khăn choàng, váy dài hay áo sơ mi. Nổi bật ở loại vải này là họa tiết hoa văn nhỏ, in chìm khá đặc biệt.
– Silk Crepe Chiffon: độ thoáng khí cao nên được ứng dụng vào sản xuất chân váy bồng. Bề mặt vải không được mềm như các dòng còn lại.
Ứng dụng vải chiffon
Chính bởi vì sự đa dạng trong nguyên liệu sản xuất cũng như những ưu điểm vượt trội mà vải chiffon được ứng dụng khá rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện nay.
Ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực thời trang
Ứng dụng trong trang phục hàng ngày
Giá thành đa dạng, trong đó giá thành tầm trung cho nên ứng dụng phổ biến nhất là sản xuất, thiết kế trang phục thường ngày. Được ứng dụng chủ yếu để thiết kế chân váy, bộ váy có độ bồng bềnh cao, đầm xòe duyên dáng, nữ tính, thanh lịch,…
Bên cạnh đó, có thể thiết kế các bộ công sở, áo sơ mi, quần âu cho các cô nàng công sở hiện đại, sang trọng.
Ứng dụng trong trang phục cưới
Chất liệu mỏng, mịn, sang trọng là những đặc tính của một trang phục áo cưới. Chình điều đó mà vải chiffon được lấy làm cảm hứng thiết kế những bộ áo cưới dáng suông, đuôi cá, thả tà hay cúp ngực hút hồn mọi nàng dâu. Khoác trên mình bộ áo cưới từ loại chiffon lụa hay voan giúp cô dâu nâng tầng giá trị bản thân, lộng lẫy, gợi cảm và toát lên khí chất hoàng tộc.
Ứng dụng trong phụ kiện thời trang
Phụ kiện thời trang làm từ vải chiffon không còn quá xa lạ với người tiêu dùng hiện nay. Các sản phẩm sản xuất từ chiffon phải kể đến như khăn tay, khăn choàng, ruy băng hay đồ lót,…
Ứng dụng trong đồ trang trí
Ứng dụng cuối cùng của vải chiffon Thiện Linh muốn chia sẻ đến quý khách hàng làm làm sản phẩm trang trí như rèm cửa, rèm sân khấu, chăn ga, khăn trải bàn, vỏ bọc ghế,…
Hướng dẫn bảo quản vải chiffon
Dù đặc tính nổi bật của vải chiffon là độ bền cao song để có thể sử dụng sản phẩm từ vải lâu dài thì khâu bảo quản vải đúng cách là yếu tố quyết định. Dưới đây Thiện Linh chia sẻ đến quý khách hàng một số lưu ý trong khâu bảo quản vải:
Hướng dẫn bảo quản vải chiffon đúng cách
– Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa hóa học khi vệ sinh vải, không ngâm vải quá lâu. Nếu chất bẩn cứng đầu có thể sử dụng dấm chua hoặc baking soda.
– Không giặt vải bằng máy giặt, bằng nướng nóng, không vắt mạnh tay mà chỉ cần bóp nhẹ và phơi khô
– Phơi quần áo ở nơi khô thoáng, hạn chế phơi dưới ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.
– Luôn giữ bề mặt vải phẳng để giữ được form vải
– Tránh vải tiếp xúc với các vật nhọn
Tóm lại, bài viết trên đây Thiện Linh đã chia sẻ đến cho quý khách hàng những thông tin cần thiết về vải chiffon. Là dòng vải có nhiều đặc tính nổi bật, ứng dụng cao cho nên sở hữu và chọn lựa loại vải này là nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng để sở hữu trang phục, phụ kiện đẹp, sang trọng, tinh tế và thanh lịch nhất. Thiện Linh luôn đồng hành cùng quý khách hàng chinh phục những bộ trang phục, phụ kiện đẹp nhất, tiện lợi nhất.