Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

So sánh công nghệ in chuyển nhiệt và in lụa CHI TIẾT

Lê Hồng Vân 4982 lượt xem

Hiện nay, công nghệ in ngày càng phát triển với nhiều phương pháp in hiện đại nhất. Tiêu biểu phải kể đến công nghệ in chuyển nhiệt và in lụa. Vậy 2 công nghệ này có ưu nhược điểm như thế nào? Cùng so sánh công nghệ in chuyển nhiệt và in lụa chi tiết nhất ngay sau đây nhé!

Xem thêm: 

4 Kỹ thuật in trên vải thông dụng nhất hiện nay

Vải nylon và những ưu nhược điểm bạn nhất định phải biết

In chuyển nhiệt là gì?

In chuyển nhiệt là gì

In chuyển nhiệt là phương pháp in kỹ thuật số. Ta cần chuẩn bị trước nội dung hình ảnh in lên giấy chuyển nhiệt sau đó dùng máy ép chuyển nhiệt để ép bản in lên các vật liệu như vải, men sứ, pha lê, móc khóa,…

In lụa là gì?

In lụa là gì

In lụa là phương pháp in bằng bản lưới khuôn in bằng lụa. Có thể thay thế bản in bằng lưới hoặc các sợi hóa học. Nguyên lý hoạt động của in lụa là hình in được làm trên khung lưới chuyên dụng. Mỗi màu in sẽ được in bằng các bảng khác nhau và được in theo thứ tự.

So Sánh In Chuyển Nhiệt Và In Lụa Về Nguyên Lý Hoạt Động

Vậy nguyên lý hoạt động của 2 công nghệ in này khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Nguyên lí hoạt động in chuyển nhiệt

Công nghệ in chuyển nhiệt là các hạt mực sau khi gặp nhiệt độ cao sẽ bám dính và liên kết với nhau trên chất liệu. Mực in là loại mực chuyên dụng, giấy in chuyển nhiệt hay còn được gọi là giấy thuốc. Thiết bị ép chuyển nhiệt bao gồm: máy ép nhiệt trên ly, máy ép nhiệt trên mặt phẳng, máy ép nhiệt trên đĩa để chuyển hình ảnh từ bản in sang vật liệu một cách sắc nét nhất.

Nguyên lí hoạt động in lụa

Nguyên lí hoạt động in lụa

In lụa là nguyên lý thấm mực, mực được cho vào lòng khung bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm được gạt qua bằng một lưỡi dao cao su. Dưới lực gạt của dao thì chỉ có 1 phần mực in được thấm qua lưới in và in lên vật liệu đã chuẩn bị tự trước.

Kỹ thuật này được áp dụng trên nhiều vật liệu in như vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, nilon, gỗ, giấy, mica,…

So Sánh Ưu Nhược Điểm Của In Chuyển Nhiệt Và In Lụa

Vậy 2 công nghệ in này có những ưu nhược điểm ra sao. Tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé!

Ưu nhược điểm của công nghệ in chuyển nhiệt

Ưu điểm:

+ In ấn màu sắc đa dạng, độ sắc nét cao, không bong tróc, không vỡ hình in

+ Chi phí đầu tư thấp, giá thành nguyên liệu đầu vào không quá cao.

+ Công nghệ in đơn giản, dễ thực hiện

+ Áp dụng rộng rãi cho nhiều chất liệu khác nhau

Nhược điểm:

+ Nguyên liệu sử dụng giới hạn, chỉ áp dụng được cho áo vải sáng màu, các loại phôi chuyển nhiệt bề mặt phẳng như pha lê, gạch men, móc khóa, phôi ốp lưng,…

+ Một số máy in chỉ phù hợp với mô hình nhỏ lẻ, khâu tự động hóa chưa tốt.

Ưu điểm của công nghệ in chuyển nhiệt

Ưu nhược điểm của phương pháp in lụa

Ưu điểm:

+ Thao tác đơn giản, tiết kiệm được thời gian công sức và chi phí cho nhân lực.

+ Khả năng in ấn được trên nhiều loại vải màu sắc khác nhau.

+ Màu hình ảnh in rõ ràng.

+ Chi phi đầu tư ban đầu không cao, thời gian in nhanh, đáp ứng được nhu cầu của các đơn hàng lớn.

Nhược điểm:

+ Chất lượng hình ảnh chưa được hoàn hảo, không in được những hình ảnh có độ phức tạp.

+ Chỉ phù hợp với dạng quần áo hoặc thiết kế thời vụ.

+ Khâu chuẩn bị in ấn phức tạp, mất nhiều thời gian.

So Sánh In Chuyển Nhiệt Và In Lụa Về Độ Bền Bỉ, Độ Bám Màu

In lụa và in chuyển nhiệt đều có độ bền nhất định riêng, cụ thể như sau:

In chuyển nhiệt có bền không?

Độ bền của in chuyển nhiệt hiện nay là cao nhất và chưa có phương pháp in nào khác so sánh được. ởi khi in, bản in giấy chịu sức nóng và áp lực lớn của máy ép sau đó mới ăn mực vào vải nên có dộ bền cực kỳ cao. Độ bám màu và hình ảnh của in chuyển nhiệt không bị mờ đi khi sử dụng thuốc tẩy hoặc phương pháp mài.

So Sánh In Chuyển Nhiệt Và In Lụa Về Độ Bền

In lụa có bền không?

Phương pháp in lụa có độ bền khá thấp, chỉ khoảng 3 – 4 tháng nên chỉ phù hợp với dạng trang phục hoặc thiết kế mang tính thời vụ mà thôi.

Nên Chọn Công Nghệ In Chuyển Nhiệt Hay Phương Pháp In Lụa Lên Áo Thun?

Mỗi công nghệ in lại có những ưu nhược điểm riêng nên bạn có thể tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng để chọn phương pháp phù hợp nhất. Tuy nhiên khi lựa chọn công nghệ in lên áo thun như làm áo đồng phục, áo nhóm, áo lớp đòi hỏi nhiều họa tiết, hình ảnh, màu sắc rõ ràng sắc nét và có độ bền cao thì người ta thường sử dụng phương pháp in chuyển nhiệt.

Với những thông tin so sánh công nghệ in chuyển nhiệt và in lụa chi tiết trên đây, hy vọng bạn đã có được những kiến thức hữu ích và sự lựa chọn công nghệ in phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Mọi thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ in, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Thiện Linh nhé!

Feedback

Chat Zalo