In chuyển nhiệt là gì? 99+ Kiến thức về in chuyển nhiệt
Công nghệ in ấn lên vải vóc, đồ dùng cá nhân đang ngày càng được nhiều người yêu thích vì nó mang lại dấu ấn riêng, tạo được cá tính riêng. Một trong số các công nghệ đó có công nghệ in chuyển nhiệt. Vậy, bạn có hiểu in chuyển nhiệt là gì không? Nào, chúng ta cùng tìm câu trả lời qua nội dung được trình bày dưới đây.
In chuyển nhiệt là gì
In chuyển nhiệt là gì?
Công nghệ in này có xuất từ từ Nhật Bản, được tạo ra bởi tập đoàn SATO Group. Tên tiếng Anh của nó là Thermal transfer Printer. Đây là một trong 3 nhóm công nghệ in hiện đại nhất hiện nay gồm có: Nhóm in nhiệt, nhuộm thăng hoa nhiệt cuối cùng là chuyển sáp nhiệt. Và máy in vải chuyển nhiệt lần đầu tiên trên thế giới được trình làng là SATO M-2311, ra đời vào năm 1982.
In chuyển nhiệt khởi đầu chỉ dùng để in trên giấy, sau đó phát triển lên và sử dụng cho các vật liệu khác trong đó có vải. Phương pháp in này hoạt động bằng cách cho lớp phủ Rippon nóng lên rồi để cho nó dính vào lớp vật liệu cần in. So với phương pháp in thông thường trực tiếp lên vải thì phương pháp này hiện địa hơn, sản phẩm tạo ra có màu sắc đẹp đẽ hơn, chất lượng cao hơn. Cho nên công nghệ in này được sử dụng rộng rãi hơn.
In chuyển nhiệt là một công nghệ in hiện đại được dùng phổ biến
Những thứ cần chuẩn bị trước khi in chuyển nhiệt là gì?
Để in chuyển nhiệt về cơ bản, chúng ta chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu như sau:
Máy in chuyển nhiệt
Máy dùng để in chuyển nhiệt là một loại máy in kỹ thuật số, đa màu sắc và có thể sử dụng mực in chuyển nhiệt. Trên thực tế thì nó không có khác gì nhiều so với những máy in kỹ thuật số thông thường, cái khác cơ bản là loại mực dùng cho máy và độ phù hợp của dòng máy với công nghệ in này như thế nào.
Mực in chuyển nhiệt
Là loại mực chuyên dụng trong công nghệ in chuyển nhiệt. Dòng mực này chỉ bền màu khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Vì thế, chúng ta cần phải biết phân biệt rõ ràng giữa mực in chuyển nhiệt và các dòng mực nước mực dầu khác để không bị nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.
Giấy in chuyển nhiệt
Giấy in chuyển nhiệt hay còn gọi là giấy thuốc. Loại giấy này đặc dụng trong công nghệ in chuyển nhiệt. Giấy thuốc được phủ một lớp keo nhằm hỗ trợ giữ tạm phần nội dung in trên giấy và chuyển hết toàn bộ nội dung sang sản phẩm, vật liệu khi sử dụng máy ép chuyển nhiệt.
Máy ép nhiệt
Loại máy này hoạt động trên hai nền tảng là lực ép và nhiệt độ để giúp hai vật thể kết dính vào nhau. Tùy theo sản phẩm mà có các loại máy ép nhiệt khác nhau như là máy ép ly, ép mũ, ép dĩa hoặc ép áo.
Phôi in chuyển nhiệt
Đây là từ dùng cho sản phẩm hoặc vật liệu mà chúng ta muốn in nội dung lên đó. Ở nội dung bài viết này, phôi in chúng ta quan tâm chính là chất liệu vải dùng trong in chuyển nhiệt.
Thiết bị bảo hộ
Quá trình in ép nhiệt chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc với máy ép ở nhiệt độ cao. Vậy nên, để không làm gián đoạn hoạt động in ấn, chúng ta nên trang bị một đôi kính mát, khẩu trang kèm găng tay.
Quy trình in chuyển nhiệt là gì?
Quy trình sẽ khác nhau tùy theo từng loại vải cần in, nhưng về cơ bản vẫn tuân thủ theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị mẫu in mà khách hàng yêu cầu hoặc đơn vị in ấn thiết kế cho họ.
Bước 2: Gắn mực in vào máy in chuyển nhiệt. Dùng kéo cắt bỏ các phần không cần thiết của mẫu in
Bước 3: Chọn mẫu áo, mẫu vải hoặc vật dụng vải cần in
Bước 4: Mở máy ép và điều chỉnh các thông số để đảm bảo nhiệt độ phù hợp với loại vải cần in và đủ để mẫu in có thể bám chặt vào vải. Khi nhiệt độ đạt yêu cầu thì đưa mẫu áo vào và bắt đầu ép nhiệt.
Bước 5: Lấy mẫu vải đã được in ra và kiểm tra lại. Sau khi đạt yêu cầu thì tiến hành in hàng loạt (nếu có)
Thiết kế file in chuyển nhiệt là gì?
Phần mềm thiết kế dành cho in chuyển nhiệt thường dùng 3 phần mềm cơ bản sau:
Phần mềm Photoshop: Phần mềm chỉnh sửa đồ họa được phát hành bởi hãng Adobe Systems
Phần mềm AI: là trình chỉnh sửa đồ họa vector được phát triển và tiếp thị bởi Adobe Inc. Phần mềm này được bình chọn là phần mềm thiết kế file in chuyển nhiệt tốt nhất.
Phần mềm Corel: là một phần mềm biên tập đồ họa vector được phát triển và tiếp thị bởi Corel Corporation, Canada. Phần mềm này dễ dàng thao tác nên được ứng dụng phổ biến.
Hệ màu sử dụng trong thiết kế file in chuyển nhiệt chủ yếu 2 hệ cơ bản là CMYK và RGB.
Kích thước file in chuyển nhiệt cần tương thích với khổ giấy in thực tế từ khổ A0 (841 x 1189 mm), Khổ A1 (594 x 841 mm), Khổ A2 (420 x 594 mm), Khổ A3 (297 x 420 mm), Khổ A4 (210 x 297 mm), Khổ A5 (148 x 210 mm).
Độ phân giải cần thiết khi in chuyển nhiệt rơi vào khoản 508 pixels / inch. Tuy nhiên trường hợp in khổ rộng, độ phân giải cao đôi khi khiến việc xuất file in gặp khó khăn. Trường hợp này khuyến nghị độ phân giải 150 pixels / inch.
Ưu nhược điểm của in chuyển nhiệt là gì?
Phương pháp in nào cũng đều tồn tại ưu và khuyết điểm
Dù là phương pháp hiện đại nhất cũng đều tồn tại 2 mặt ưu và khuyết, vậy nó là gì? Cụ thể:
Ưu điểm
+ Chi phí đầu vào thấp
+ Kỹ thuật in đơn giản, không đòi hỏi nhiều công đoạn
+ Không cần nhiều thời gian chuẩn bị, tiết kiệm thời gian.
+ Sản phẩm có chất lượng cao, màu sắc chuẩn, nét.
+ Có thể in số lượng lớn.
Nhược điểm
+ Thành phẩm chỉ đạt hiệu quả cao trên vật liệu sáng màu, còn tối màu thì kém hiệu quả hơn.
+ Nguyên liệu để in không đa dạng và có giới hạn.
+ Công nghệ in tuy hiện đại nhưng vẫn còn phụ thuộc chính vào người thực hiện phải có kinh nghiệm và tay nghề cao mới tạo ra thành phẩm chất lượng tốt nhất.
In chuyển nhiệt ở đâu uy tín tại Hà Nội
Hà Nội là cái nôi của kinh tế, chính trị, văn hóa và mọi hoạt động khác. Cho nên, các doanh nghiệp muốn tồn tại được tại thủ đô này phải trải qua khảo nghiệm gay gắt của khách hàng, công ty nào tồn tại và phát triển được theo thời gian thì đó là nơi uy tín mà bạn nên tìm đến. Công ty in vải 3D Thiện Linh là một trong những đơn vị như vậy.
Với phương châm đặt ra là chuyên nghiệp, uy tín và giá cả tốt nhất, Thiện Linh đã phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng xuyên suốt thời gian qua và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ mọi khách hàng.
Hơn nữa, máy móc để in tại đây liên tục được nâng cấp và mua sắm để phù hợp với sự đòi hỏi của thị trường. Nên là khách hàng đến với Thiện Linh dù là khách hàng cá nhân hay tổ chức đều được phục vụ tận tâm và đáp ứng được mọi yêu cầu, dù là cao nhất.
Những sản phẩm vải ứng dụng in chuyển nhiệt là gì?
In chuyển nhiệt lên vải
Một số sản phẩm ứng dụng kỹ thuật in chuyển nhiệt là gì, cụ thể:
In vải 3D: Những mẫu áo có hình in 3D chất lừ, trẻ trung và sống động, tạo ấn tượng cuốn hút đa phần ứng dụng công nghệ in chuyển nhiệt vô cùng hiệu quả.
In khổ lớn: Có thể là một số sản phẩm như in quảng cáo khổ lớn, in hiflex, in ảnh,… cũng ứng dụng công nghệ này. Sản phẩm in ra có độ bền cao, hình ảnh rất sắc nét và chất lượng.
In băng rôn: Các băng rôn phục vụ cho các lễ hội hoặc cuộc họp, meeting được nhiều cá nhân và doanh nghiệp đặt in theo công nghệ chuyển nhiệt, cho ra chất lượng sản phẩm ưng ý với giá thành hợp lý, chịu được điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, chất lượng cao.
In vải cây vải cuộn: Các loại vải có thể in chuyển nhiệt như Polyester, cotton, lụa, visco, linen, vải pha sợi… Nhờ hình in mà những tấm vải đơn điệu như có thêm sức sống và mang lại giá trị thẩm mỹ cao hơn.
In túi xách ô dù: Thường thì trên những sản phẩm này khách hàng có nhu cầu in các logo, thương hiệu nhằm quảng bá cho doanh nghiệp. Và phương pháp được lựa chọn chính thường là in ép nhiệt với giá thành rẻ, phù hợp in hàng loạt.
In chăn, ga, gối: Nhiều sản phẩm chăn ga gối với hình in lạ lẫm và bắt mắt, tạo ra dấu ấn riêng và thu hút khách hàng. Để có được những sản phẩm như vậy chính là công lao sáng tạo của đội ngũ thiết kế hình in và những người thợ in ấn lành nghề.
In váy đầm, áo sơ mi, áo dài: Thời trang luôn thay đổi mỗi ngày, các cá nhân cũng có xu hướng sở hữu những loại quần áo có chất riêng, tạo cá tính và độc đáo riêng. Hoặc các doanh nghiệp cũng tận dụng công nghệ in ấn để giúp họ đính hình ảnh logo, slogan và tên thương hiệu của công ty lên quần áo nói chung, là một hình thức Marketing hiệu quả. Nói chung, tất cả những sản phẩm quần áo vải đều có thể ứng dụng in chuyển nhiệt để tạo ra thành phẩm độc đáo, khác biệt.
In cờ vải: Thiện Linh còn nhận in cờ vải như cờ Tổ Quốc, cờ tôn giáo,… với chất lượng chuẩn, đảm bảo mang lại sự hài lòng cho mọi quý khách hàng.
Chất liệu vải in chuyển nhiệt là gì?
Cần lưu ý đến chất liệu vải khi in chuyển nhiệt
Thứ nhất, công nghệ in chuyển nhiệt chỉ phù hợp với các loại vải thun Polyester. Còn loại vải có chứa tỷ lệ cotton lớn mặc dầu mang lại cho người mặc cảm giác thấm hút mồ hôi cực tốt nhưng lại không phù hợp khi in chuyển nhiệt. Bởi vì vải thun cotton thường không bắt màu hoặc bắt màu rất thấp, dễ dàng trôi mực nhanh.
Thứ hai, in chuyển nhiệt trực tiếp chỉ phù hợp với các dòng vải sáng màu, chủ yếu là vải trắng. Về nguyên lý màu sắc thì khi hai tông màu pha trộn với nhau theo cùng tỷ lệ thì tông màu đậm sẽ lấn át tông màu nhạt. Khi ép nhiệt lên vải có màu đậm thì nội dung in sẽ đều bị thấm vào trong vải và không át được màu đậm nên không nổi bật lên được nên chỉ có lớp hình mờ mờ.
Một Số Lỗi Gặp Phải Khi In Chuyển Nhiệt
Trong quá trình in chuyển truyền nhiệt, các bạn gặp phải một số lỗi cơ bản sau:
Lỗi bóng đổ 3D
Lỗi này là khi bạn in một vật thể và có xuất hiện bóng mờ bên cạnh nó. Điều này tạo cảm giác khó chịu, khiến sản phẩm không còn đúng với mẫu thiết kế.
Nguyên nhân
+ Bản thân file gốc đã bị 3D do máy in bị tè đầu phun hoặc kéo giấy không đều.
+ Quá trình ép nhiệt diễn ea không đúng, giấy bị xê dịch.
+ Giấy in chuyển nhiệt quá móng khiến mực thấm ngược lên mâm nhiệt.
Cách khắc phục
+ Kiểm tra lại file in và máy in.
+ Khi ép nhiệt cần ép từ từ, dứt khoát để giấy không bị xê dịch.
+ Khi gỡ máy cần thực hiện nhanh chóng để không làm văng giấy.
Lỗi thâm kim trong in chuyển nhiệt
Đây là lỗi cơ bản thường gặp trong quá trình in chuyển nhiệt. Lúc này, bề mặt vải xuất hiện các chấm đen li ti.
Nguyên nhân
+ Do thời gian ép quá lâu.
+ Nhiệt độ quá cao khiến vải bị biến dạng, kết cấu vải thay đổi.
+ Vải bảo quản không tốt.
+ Do chất vải không đủ tiêu chuẩn để in chuyển nhiệt.
Cách khắc phục
+ Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian xuống dưới một vài đơn vị.
+ Kiểm tra lại việc bảo quản vải.
+ Dùng 1 lớp vải trắng hoặc giấy hoặc miếng chống dính phủ lên trên cùng.
Lỗi hình in nhớp
Với lỗi này, bạn cần kiểm tra xem nếu hình in nhớp do file in ban đầu đã nhớp thì nguyên nhân là do giấy in bảo quản không tốt khiến 2 đầu mép bị hỏng.
Bạn cần cắt tất cả viền của giấy trước khi thực hiện ép.
Lỗi hình in bị ngược trong in chuyển nhiệt
Tất cả file in ra để ép nhiệt đều phải ngược với hình ảnh muốn in. Do đó, nếu bạn đặt không đúng thì sẽ dẫn đến lỗi hình in bị ngược.
Hình in bị rỗ
Giấy in chuyển nhiệt thường có 2 mặt, một mặt phủ keo trơn bóng, mặt còn lại rổ hơn. Nếu không cẩn thận bạn rất dễ bị nhầm. Từ đó khiến nội dung in và hình in sau khi hoàn thành bị rổ. Do đó, cần dùng ánh sáng đèn điện để nghiên cứu tờ giấy và kiểm tra.
Hy vọng nội dung trên đây giúp bạn đã có thể hiểu rõ in chuyển nhiệt là gì. Và đừng quên, hãy liên hệ với Thiện Linh để được chiêm ngưỡng những sản phẩm in tuyệt vời bạn nhé:
CÔNG TY IN VẢI 3D THIỆN LINH
Địa Chỉ: Số nhà 22 Ngõ 242 Phú Viên – Bồ Đề – Long Biên – Hà Nội
Hotline: 0389635344
Email: thienlinhtk3@gmail.com