4 Công nghệ in trên vải thông dụng, phổ biến nhất hiện nay
In ấn trên vải từ xưa đã vô cùng thông dụng. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và đời sống nên có rất nhiều công nghệ in ra đời và phát triển. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các công nghệ in trên vải thông dụng và phổ biến nhất hiện nay.
Xem thêm: In chuyển nhiệt là gì? – công ty in vải 3d Thiện Linh
1. Kỹ thuật in kéo lụa áo thun (in lụa)
Khái niệm
In kéo lụa áo thun là công nghệ in ấn phổ biến hàng đầu hiện nay. Hầu hết các loại áo thun trên thị trường sẽ được áp dụng công nghệ in này. In lụa là tên gọi được thợ in đặt xuất phát từ lúc bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa. Sau khi bản lưới lụa có thể thay thế bằng những chất liệu khác như bông, kim loại, vải sợi hóa học,… thì người ta thường gọi chung là in lưới.
Kỹ thuật in lụa được dùng từ năm 1925 ở châu Âu bắt đầu với in giấy, bìa, thủy tinh, vải da,…. In lụa thực hiện theo nguyên lý như in mực dầu trên giấy nến, chỉ một phần mực thấm qua lưới và in lên vải; còn một số mắt lưới khác được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.
Các Công Đoạn In Lụa Áo Thun
+ Xuất phim và chụp khung lụa
+ Pha mực, kéo lụa để mục tin lên áo thun theo khung lụa đã chụp
+ Sấy khô mực hoặc ép nhiệt
Ưu Điểm In Kéo Lụa
+ Chi phí in rẻ nếu làm số lượng lớn
+ Tốc độ in nhanh
+ Màu sắc tươi sáng
+ Lớp mực mỏng nên không làm cứng vải
Nhược điểm
+ Cần có thời gian để mực khô, bán chắc vào áo sau khi in. Thông thường sẽ mất 3 – 5 ngày sau khi in mới có thể đem áo đi giặt.
+ Thích hợp in hàng số lượng lớn vì chi phí làm khung lụa cao nếu đơn ít.
+ Khó in được nhiều màu hay những thiết kế có độ chuyển màu cao.
2. Công nghệ in kỹ thuật số áo thun
Khái niệm
In kỹ thuật số là công nghệ in hiện đại nhất hiện nay. Nó được coi là bước ngoặt cho nền công nghiệp in ấn nói chung và ngành in áo thun nói riêng. Công nghệ in này có thể khắc phục được nhiều nhược điểm của công nghệ in kéo lụa, in decal.
Các công đoạn in kỹ thuật số trên áo
+ Xử lý áo bằng nước chuyên dụng để mực in đẹp hơn
+ Ép nhiệt giúp áp khô hóa chất
+ Căng áo lên bàn in để máy in hình lên áo
+ Ép nhiệt lại để mực khô
Ưu điểm in áo kỹ thuật số
+ In được trên mọi chất liệu vải khác nhau, dù tối màu hay sáng màu.
+ Tin được nhiều hình ảnh, không cần xử lý thiết kế mà chỉ cần file hình ảnh.
+ Tốc độ in nhanh, chính xác.
+ Màu sắc trên áo thực và bền.
+ Không làm cứng áo do mực in thấm vào áo nhanh.
+ Có thể in số lượng ít.
Nhược điểm
+ Chi phí đầu tư ban đầu lớn do phải dùng mực in chuyên dụng.
+ Hình in, họa tiết không được tươi sáng như in kéo lụa.
3. Công nghệ in chuyển nhiệt lên áo
Khái niệm
In chuyển nhiệt lên áo là kỹ thuật in phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Nó áp dụng công nghệ mực in chuyển nhiệt rồi in lên giấy chuyển nhiệt và ép hình in lên áo nhờ máy ép nhiệt.
Các công đoạn in chuyển nhiệt trên áo
+ In thiết kế lên giấy in chuyển nhiệt chuyên dụng.
+ Ép nhiệt giấy in lên áo.
Ưu Điểm
+ Màu sắc chân thật, in được 3D, tràn thân áo.
+ Kỹ thuật in đơn giản, dùng rộng rãi trong in áo thun quảng cáo.
+ Chất lượng hình ảnh sắc nét, màu in đẹp.
Nhược điểm
Kỹ thuật in này chỉ có thể in trên vải PE, Poly, phi mờ/bóng, vải lụa, thun lạnh, thun thể thao, thun mè,…. Nó chỉ in được vải trắng và cái màu như hồng nhạt, vàng nhạt,….
4. Kỹ thuật in Decal lên áo
Khái niệm
In Decal lên áo còn được gọi là in Vinyl. Kỹ thuật in này tuy không được dùng nhiều như in kéo lụa nhưng vẫn khá phổ biến hiện nay.
Các công đoạn in Vinyl
+ In thiết kế lên vinyl
+ Cắt bế vinyl theo thiết kế
+ Tách bỏ phần vinyl không sử dụng
+ Ép nhiệt vinyl lên áo thun
Ưu Điểm
+ Có thể in được áo màu tối, kể cả vải đen
+ Màu sắc in tươi sáng, sắc nét, không bị phai
+ Nhiều hiệu ứng độc đáo, hấp dẫn
+ Có thể in số lượng ít
Nhược điểm
+ Hình ảnh có nét cắt quá nhỏ sẽ không in được.
+ Dễ bong tróc hình in trên áo nếu các công đoạn kỹ thuật không chuẩn; hoặc bảo quản áo thun không đúng cách.
+ Gây cứng vị trí in áo do lớp decal dày.
+ Giá thành cao, thời gian sản xuất lâu.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn thông tin về các công nghệ in lên vải phổ biến nhất. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.