Số nhà 22 ngõ 242 Phú Viên - Bồ Đề - Long Biên – Hà Nội
0389 635 344

Vải thô mộc và những ứng dụng tuyệt vời cho cuộc sống hiện đại

quanly 4416 lượt xem

Thị trường hiện nay rất ưa chuộng lại vải thô, đặc biệt là vải thô mộc. Nhắc đến loại vải này, người ta liên tưởng ngay tới phong cách thời trang cổ điển – Phong cách vintage đang rất hot. Vậy chất vải thô này có những ưu – nhược điểm gì? Người ta ứng dụng chúng vào cuộc sống ra sao?

>>>> Tìm hiểu thêm: Vải nỉ Hàn Quốc là gì?

Vải thô mộc là gì?

Chất liệu vải mộc

Vải thô mộc hay còn gọi là vải cotton thô. Vải thô mộc là loại vải nguyên bản nhất của dòng vải thô này hiện nay. Chúng được dệt nên từ các sợi bông hay gai hoàn toàn tự nhiên. Mang đặc tính thấm hút mồ hôi tốt, độ dày vừa phải nên mang đến cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người dùng. 

Chất liệu vải này thường được sử dụng trong may mặc các sản phẩm mùa hè. Chúng có bề mặt trơn phẳng và khi tiếp xúc với da thường có cảm giác hơi thô cứng.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển của vải thô mộc

Bản chất vẫn là vải thô và được làm ra từ các chất liệu sinh học hoàn toàn tự nhiên. Như đã nhắc đến phía trên, chúng được dệt từ bông hoặc gai. Với lịch sử phát triển lâu đời và ngày càng được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, vải thô mộc ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cuộc sống.

Chúng đã từng gắn bó rất lâu trong trang phục của giới thường dân xưa kia nhờ đặc tính thoáng mát và hút ẩm cực tốt.

Quy trình sản xuất

Một trong các bước sản xuất vải thô

Sau khi thu hoạch các nguyên vật liệu là cây bông/cây gai đầy đủ, quá trình sản xuất ra vải thô mộc được tiến hành qua 5 bước sau:

Bước 1: Sản xuất sợi

Những loại cây bông/gai khi được thu hoạch xong sẽ mang đi kéo thành sợi. Người sản xuất sẽ dùng một chút dầu kéo sợi tạo ra độ kết dính và ma sát. Nhờ đó, quá trình kéo sợi diễn ra trơn tru hơn nhiều.

Bước 2: Dệt vải

Dệt vải được xem là công đoạn cốt lõi để tạo ra thành phẩm vải thô mộc. Vì đã có từ lâu đời nên phương pháp chính tạo ra loại vải này vẫn là dệt hoặc đan.

Tuy nhiên, ngày nay, để việc dệt trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn, người ta thêm bôi trơn để tăng độ dẻo dai đồng thời hạn chế vải bị đứt trong quá trình dệt, đan. Thế nhưng không vì vậy mà chất lượng của vải bị giảm đi.

Bước 3: Kiểm tra và xử lý

Trong công đoạn này, thợ sẽ loại bỏ các xơ sợi trên bề mặt vải và tẩy trắng vải. Cuối cùng, họ đặt vào dung dịch kiềm hóa để khiến vải thêm bền và bóng hơn. Việc này cũng giúp vải hấp thụ chất nhuộm hiệu quả hơn ở bước tiếp theo.

Bước 4: Nhuộm & In

Để vừa tăng tính thẩm mỹ vừa phù hợp với thị yếu người tiêu dùng, nhà sản xuất sẽ in và nhuộm vải. Vải thô mộc sẽ có nhiều hình dáng, màu sắc và mẫu mã khác nhau.

Bước 5: Xử lý vải

Sau tất cả các bước làm trên, vải sẽ được kiểm tra lại một lần nữa. Trường hợp mực in bị nhòe, nhăn, không đạt chuẩn sẽ được thực hiện lại. Nếu đã đạt chuẩn về chống nhăn, chống cháy, chống thấm, chống tĩnh điện, kháng khuẩn,…thì tiến hành xuất ra thị trường. Bên cạnh đó, người ta có thể đem vải thô mộc đi sản xuất thành những sản phẩm khác nhau.

Các loại vải mộc phổ biến nhất thị trường hiện nay

Vải mộc có 2 loại chính là loại dày và loại mỏng

Vải thô mộc thuộc dòng vải thô và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất quần áo hiện nay. Loại vải này có gốc từ vải thô chứ không được pha trộn như một số các loại vải khác thuộc dòng này.

Vải thô mộc thì kém sang và có phần thô kệch. Tuy nhiên, nhờ chính “nhược điểm” này mà vải thô mộc lại rất được ưa chuộng sử dụng trong việc sản xuất các đồ nội thất, đồ trang trí hay phụ kiện,… 

Tùy theo độ dày của vải mà vải mộc được chia làm 2 loại chính gồm:

  • Thô dày
  • Thô mỏng

Tùy theo yêu cầu người dùng, người ta có thể chọn vải thô mộc để làm rèm cửa, thảm trải sàn, túi xách, cúc áo,…

Những đặc tính cơ bản

Mỗi loại vải đều cần được đánh giá kỹ lưỡng về đặc tính vật lý lẫn đặc tính hóa học. Vậy đặc tính của vải mộc là gì?

Đặc tính vật lý

Chống nắng, chống tia UV cực kỳ hiệu quả

Được làm từ chất liệu thiên nhiên nên chúng có thể thấm hút mồ hôi tuyệt vời và làm mát cơ thể nhanh chóng. Tùy mẫu vải có độ dày mỏng khác nhau nhưng nhìn chung chúng có khả năng chống nắng và chống tia UV.

Nhờ những đặc điểm trên, chúng thích hợp thiết kế các trang phục mùa hè và những nơi khô nóng như sa mạc.

Khi tiếp xúc với loại vải này, người dùng có cảm giác phẳng mịn, mềm và mát tay. Chúng cứng hơn lụa, cotton,… và giữ phom dán tốt.

Khi quan sát kỹ lưỡng bề mặt vải, người dùng có thấy một lớp sợi bông tơ nhẹ và phân bố rất đều. Đây là đặc điểm mà chỉ có vải từ sợi tự nhiên mới có được.

Đặc tính hóa học

Khả năng nhuộm của sợi vải cực kỳ tốt

Khả năng in và nhuộm màu của vải thô mộc được đánh giá tốt vượt sức mong đợi. Nó có thể được nhuộm hay in ấn nhiều màu sắc và mẫu mã đa dạng.

Nhờ độ lành tính cao và an toàn tuyệt đối mà người dùng có thể sử dụng trong thời gian dài. Chúng cũng rất thân thiện với môi trường sống.

Ưu và nhược điểm của vải thô mộc là gì?

Mỗi loại vải đều có những ưu thế và hạn chế riêng. Biết tận dụng những lợi thế của vải và biến hóa nhược điểm của chúng thành ưu điểm là điều mà ai cũng mong đợi. Vậy vải mộc có điểm gì đặc biệt và điểm gì chưa được?

Ưu điểm

Vải mộc được ưa chuộng và sử dụng ngày càng nhiều trong đời sống nhờ những ưu điểm vượt trội sau:

Thấm hút tốt và hiệu quả

Thấm hút mồ hôi, thông thoáng

Tính chất của các loại vải tự nhiên là thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt. Vì thế chúng luôn có một ưu thế rõ ràng hơn về sự thấm hút so với sợi nhân tạo như polyester hay nylon.

Mùi cơ thể, hơi ẩm,… sẽ được sợi vải thấm hút nhanh chóng và chuyển ra môi trường bên ngoài. Độ dày của vải cũng giúp chúng tối ưu đặc tính này. Đó là lý do tại sao vải thô mộc khá phổ biến trong các trang phục mùa hè.

Thoáng mát, mềm mại

Kết cấu của sợi vải cho phép không khí được dễ dàng lưu thông. Chúng cũng có thể giữ được trọn vẹn những cảm giác mát mẻ và mềm mại của sợi vải sau đó. Nếu chà sát 2 mặt vải với nhau, chúng tạo ra tiếng sột sạt. Khi ta sờ thử sẽ cảm thấy cứng chứ không đau rát hay khó chịu tại vị trí tiếp xúc.

Bắt màu tốt

Đa dạng màu sắc

Không chỉ thấm hút tốt, vải cũng có thể bắt màu vượt sức mong đợi với độ chuẩn sắc cao. Nhờ ưu điểm này mà màu sắc và mẫu mã của vải thô mộc rất phong phú. Từ nhẹ nhàng, cá tính hay đột phá đều có thể thực hiện được trên loại vải này.

Không giới hạn độ tuổi như các loại vải khác, vải thô mộc phù hợp với nhiều khách hàng ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Thân thiện với người dùng

Chất liệu sinh học hoàn toàn tự nhiên và được nhiều chuyên gia khuyên dùng, vải thô mộc vô cùng an toàn và thân thiện với người dùng. Thậm chí những ai có làn da nhạy cảm cũng có thể sử dụng chúng mà không ngứa, rát. 

Quy trình sản xuất của chúng đảm bảo an toàn, không phụ gia và rất lành tính. Ngoài ra, vải mộc còn có thể tự phân hủy và dùng để tái chế hiệu quả. Đặc biệt, chúng rất an toàn ngay cả với trẻ nhỏ.

Hạn chế

Mặc dù sở hữu nhiều ưu thế nhưng vải mộc vẫn tồn tại một số nhược điểm mà người dùng hoàn toàn có thể khắc phục hoặc “biến hóa” chúng để sử dụng với các mục đích khác. Cụ thể:

Dễ bị nhăn

Vải sinh học có đặc tính dễ nhăn và khi vệ sinh cần có biện pháp phù hợp. Tuy vậy, độ bền của vải lại được nhận xét tốt. Chúng dễ được là phẳng hơn so với gấm hay lụa tơ tằm.

Bề mặt còn thô cứng

Sợi vải dày dặn và cứng hơn vải lụa hay Tencel và có lẽ đây là điểm hạn chế duy nhất chúng ta cần xem xét. Nếu trước kia chúng được dùng vào mục đích thiết kế trang phục cổ điển đơn giản thì nay được áp dụng nhiều hơn trong các thiết kế bắt mắt khác.

Ứng dụng của vải thô mộc

Sử dụng may trang phục đẹp mắt

Mang trong mình hàng loạt những đặc điểm nổi bật, vải mộc nhanh chóng được người dùng sử dụng rộng rãi tại lĩnh vực thời trang và nội thất. Trong đó:

Trong trang phục thường hàng

Trang phục sử dụng vải thô mộc nhiều nhất chính là áo sơ mi và quần. Độ cứng của vải giúp trang phục dễ dàng ôm dáng và sát với so đo cơ thể. Chân váy hay váy liền được sản xuất từ vải mộc cũng tạo sự thông thoáng và thoải mái hơn. Vải tạo ra sự thanh lịch và thanh nhã cho người mặc.

Ngoài ra, vải thô mộc còn được ưa chuộng trong các trang phục như quần ngắn, quần dài, trang phục cho người cao tuổi hay quần áo trẻ con,…

Sản xuất phụ kiện

Với “tuổi thọ” cao, độ cứng vừa phải, vải mộc còn được sử dụng để tạo ra các phụ kiện thời trang như mũ, balo, thậm chí túi xách,… Vải cũng được sử dụng để làm từ túi đựng nho nhỏ như ví tiền, túi đựng điện thoại hay hộp bút,…vô cùng tiện lợi và bền bỉ.

Trong lĩnh vực nội thất

Làm rèm cửa, phủ sofa

Không chỉ trong lĩnh vực thời trang, may mặc hay phụ kiện, người ta cũng có thể sử dụng chất vải thô này để sản xuất rèm cửa, vỏ bọc đệm ghế, vỏ chăn, vỏ gối, đồ handmade,…Những chiếc nệm sofa hay rèm cửa với họa tiết độc đáo sẽ giúp tổ ấm bạn thêm bừng sáng. Bạn cũng không cần tiêu tốn quá nhiều thời gian để thay thế hay bảo hành chúng.

Cách phân biệt

Để mua được chất vải thô đúng “chất”, người dùng cần lưu ý đến những đặc điểm sau:

  • Dùng tay vò nhẹ 2 mặt với nhau để kiểm tra độ cứng của vải. Nếu vải quá cứng hay quá mềm đều không phải chất liệu vải thô mộc
  • Kiểm tra độ nhăn bằng cách vò nhẹ. Vì chất liệu tự nhiên dễ nhăn nên nếu chúng vẫn phẳng khi vò lại thì có lẽ chúng đã được pha thêm polyester hoặc nylon
  • Về mức độ co giãn, người dùng kéo vải theo 4 chiều khác nhau. Sở dĩ cần làm điều này vì độ giãn của vải mộc kém.
  • Chất vải này có độ mát và không hề rát. Nếu vải khiến bạn cảm thấy thoáng mát và dễ chịu thì đó chính là loại vải bạn cần.

Cách giặt và bảo quản

Giặt và phơi nơi khô ráo, thoáng mát

Để giữ cho vải thô mộc luôn bền bỉ, người dùng nên tuân thủ một số quy tắc nhỏ liên quan đến cách giặt giũ và bảo quản chúng. Vậy đó là những quy tắc nào?

Cách giặt

Trước khi sử dụng sản phẩm, vải thô này cần được giặt để loại bỏ bụi bẩn bám trên sợi vải. Đầu tiện, bạn sử dụng chất tẩy rửa hoặc xà phòng trung tính loại ít bọt để vệ sinh quần áo hoặc chăn ga gối.

Tiếp đó, phơi đồ dùng làm từ vải nơi khô thoáng, có gió để chúng khô tự nhiên. Đôi khi, chúng ta có thể sấy chúng với chế độ mát, quạt điện hoặc điều hòa trong những ngày nồm ẩm. Người dùng tuyệt đối không dùng lò sưởi hay quạt sưởi để hơ khô vải.

Cách bảo quản

Muốn bảo quản chất vải này theo thời gian, người dùng có thể thực hiện theo các gợi ý tham khảo sau:

  • Hạn chế phơi trang phục dưới thời tiết nắng gắt vì có thể phá vỡ cấu trúc sợi vải và khiến chúng nhanh bạc màu.
  • Không đâm hay chọc lên bề mặt vải.
  • Không đặt thiết bị có nhiệt độ cao lên bề mặt vải vì khiến chúng dễ bị đốt cháy
  • Những loại vải dùng để bọc sofa cần có máy hút bụi chuyên dụng để vệ sinh tại chỗ hoặc dùng khăn ấm trải lên bề mặt vải rồi lấy gậy đập lên chúng.
  • Trường hợp có vết mực bám lên thì cồn 90 độ chính là giải pháp. Ta thấm cồn lên bề mặt vải rồi thấm bằng giấy sạch và cứ lặp lại động tác đó đến khi khô hoàn toàn là đạt.

Trên đây là những đặc điểm và ứng dụng của vải thô mộc đối với cuộc sống. Hy vọng những thông tin cụ thể về sản phẩm này có thể giúp ích cho người dùng trong việc lựa chọn, sử dụng và bảo quản vải tốt hơn trong tương lai. Đến với  In vải 3D Thiện Linh để đặt mua những sản phẩm với chất lượng vải tốt hơn mong đợi.

 

 

 

 

 

Feedback

Chat Zalo